Luộc rau muống thả ngay vào nồi là dại: Thêm bước này rau xanh mướt, giòn sần sật không lo bị thâm đen
Mẹo đuổi gián an toàn hiệu quả, đảm bảo "tiễn chân" gián một đi không trở lại / Mẹo nhỏ giúp tiết kiệm một nửa tiền điện khi dùng bếp điện
Rau muống là món ăn quen thuộc giàu vitamin A, E, C, K.. tốt cho sức khỏe của con người. Đồng thời món rau muống cũng có thể chế biến được thành nhiều món ăn khác nhau như luộc, xào, nộm...Tuy nhiên, món ăn quen thuộc và được nhiều người dân Việt Nam lựa chọn nhất đó chính là rau muống luộc. Bởi nó vừa thanh mát dễ ăn lại đưa cơm nhất là ăn vào những ngày hè với vài quả cà muối thì càng thêm phần tuyệt vời. Luộc rau muống trông có vẻ đơn giản nhưng nếu không biết cách món rau muống dễ bị thâm đen, với kinh nghiệm dưới đây bạn sẽ có một món rau muống luộc thơm ngon cực phẩm.
Cho muối vào nồi nước luộc rau
Muối là một trong những tác nhân giúp độ nóng của nồi nước luộc rau tăng lên, nhờ thế mà thời gian luộc rau được rút ngắn lại một cách tối đa. Những cọng rau muống luộc ở nhiệt độ cao sẽ chín đều ,lại giòn ngon, xanh mướt không bị nhũn, đỏ do luộc quá lâu. Hơn nữa, luộc rau muống cho thêm muối cũng là cách để giúp đĩa rau luộc trở nên đậm đà, hấp dẫn hơn.
Để rau muống luộc ngon, xanh thì nên chọn rau muống mới ngắt, còn tươi, màu xanh sáng, cuống mảnh, dùng tay bấm thử thấy còn non. Không nên chọn bó có lá xanh sẫm, cuống to dày và thẫm màu, khi luộc ăn sẽ bị già và chát.
Muối không thể cho quá nhiều hoặc quá ít, nếu không nó sẽ không phát huy được tác dụng giữ màu xanh cùng các chất dinh dưỡng có trong rau mà còn có thể làm món rau luộc trở nên kém hấp dẫn, khó ăn. Tỉ lệ hoàn hảo của muối và nước là 1 muỗng cà phê muối cho ½ lít nước luộc.
Luộc khoảng 20 giây thì dùng đũa để lật mặt rau cho rau chín đều. Khi luộc không nên đậy nắp nồi. Bên cạnh đó, nên luộc rau ở nhiệt độ lớn, rau sẽ nhanh chín và giữ được màu xanh tươi tắn.
Đảo thêm các mặt cho rau chín đều thêm khoảng 1 phút nữa thì tắt bếp, vớt rau ra một bát nước đá lạnh để rau giữ được độ xanh và đảm bảo độ giòn ngon.
Lưu ý: Để rau muống luộc được xanh giòn cần cho rau ngập nước, luộc rau đúng độ chín vừa vì luộc chưa chín kỹ rau muống còn nhựa sẽ bị thâm đen, mà luộc kỹ quá rau muống luộc xong sẽ bị màu vàng úa. Khi nhiều nước, nhiệt độ nhanh sôi và chín nhanh, còn nếu nhiều rau thì nước lâu sôi, rau lâu chín và dễ đổi màu. Nguyên nhân rau biến thành màu đỏ là nhiệt độ lâu sôi quá nên polyphenol bị oxy hóa và biến thành màu đỏ nhìn rau xấu, không ngon.
Thêm giấm/nước cốt chanh vào nồi nước luộc rau
Khi luộc rau muống thêm chút giấm hoặc nước cốt chanh sẽ giúp đĩa rau luộc trở nên xanh mướt và ngon mắt hơn. Chỉ cần sử dụng một chút giấm/nước cốt chanh sẽ giúp giữ màu rau mà không lo ảnh hưởng tới hương vị ban đầu của rau.
Cách làm rất đơn giản, hãy cho khoảng 2 thìa cà phê nước cốt chanh hoặc giấm vào nồi nước luộc rau rồi đun sôi. Khi thấy nước sôi cho rau vào luộc và vớt ra khi chín tới. Chuẩn bị 1 âu nước lạnh có đá (có thể cắt vài miếng vỏ chanh vào cùng để rau thơm hơn) để rau sau khi luộc xong, ngâm luôn vào âu nước lạnh này và ngâm đến khi nước hết lạnh, vớt rau ra để cho ráo nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được