Đời sống

Luộc rau nên đậy hay mở nắp vung? 90% bà nội trợ mắc sai lầm bảo sao mất hết dinh dưỡng

Luộc rau nhiều nhưng không phải ai cũng biết luộc rau đúng cách, giữ lại dinh dưỡng cho món rau của mình.

Luộc thịt vịt cho muối và nước lã là sai: Thêm thứ này vào, thịt ngọt đậm, thơm lừng lại không hôi / Luộc rau muống đừng thả vội vào nồi: Cho thứ này vào trước rau xanh giòn, không sợ thâm đen

Mỗi gia đình đều không thể thiếu rau trong bữa ăn hàng ngày. Rau là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, sau khi chế biến, một số dưỡng chất có thể bị mất đi và cơ thể không thể hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng. Do đó, phương pháp chế biến phù hợp là rất quan trọng, và luộc hoặc hấp là một trong những cách tốt nhất để chế biến rau củ.

Để đảm bảo dinh dưỡng của rau không bị mất quá nhiều, kỹ thuật luộc rau rất quan trọng. Nhiều người tin rằng, luộc rau với nắp vung mở sẽ giúp rau giữ màu xanh tươi và hóa chất sẽ bay hơi đi. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, luộc rau với nắp vung đóng lại mới giúp rau giữ hương vị ngon và bảo toàn dinh dưỡng.

1
Ảnh minh họa.
Luộc raunên đậy vung hay mở vung?

Nhiều người thắc mắc khi luộc rau nên đậy vung hay mở vung. Câu hỏi này đã được nhiều người quan tâm và có nhiều quan điểm khác nhau. Theo một số nghiên cứu, khi luộc rau thì nên đậy vung là tốt nhất. Nếu mở vung, rau sẽ dễ mất đi chất dinh dưỡng và lâu chín hơn. Tuy nhiên, việc đậy nắp vung cũng có nhược điểm, đó là các axit và chất diệp lục trong rau sẽ phản ứng với nhiệt độ, khiến rau mất màu xanh và có xu hướng ngả vàng.

Để giữ cho màu rau đẹp khi đậy vung, bạn có thể thêm vài hạt muối vào nồi nước luộc rau. Lưu ý, nên cho muối vào từ đầu, đợi nước sôi thật sôi mới cho rau vào luộc. Muối giúp giữ cho rau xanh và tăng thêm hương vị cho rau.

2

Đừng quá lo, để giữ cho màu rau đẹp khi đậy vung bạn chỉ cần cho thêm vài hạt muối vào nồi nước luộc rau. Lưu ý, nên cho muối từ đầu, đợi nước sôi thật già mới cho rau vào luộc. Muối vừa giữ cho rau xanh vừa làm tăng hương vị cho rau.

Ngoài ra, bạn cũng đừng luộc rau quá lâu. Thử kiểm tra thấy rau chín tới thì gắp ra và thưởng thức ngay sau khi vừa luộc. Bởi rau để quá lâu sẽ mất đi dinh dưỡng, nhất là rau để qua đêm.

Nên luộc rau trong bao lâu?

 

Mỗi loại rau có thời gian chín khác nhau khi luộc. Thông thường, thời gian luộc rau dao động từ 3 đến 20 phút tùy thuộc vào loại rau:

Các loại rau ăn lá như cải bắp, cải xoăn, cải ngọt, rau chân vịt,... chỉ cần luộc từ 3 đến 5 phút.

Những loại rau cứng như súp lơ, tỏi tây, đậu Hà Lan, ngô ngọt cần khoảng 8-10 phút để chín.

Các loại rau củ cứng hơn như bí đỏ, củ cải, cà rốt nên luộc từ 12 đến 15 phút.

Đối với loại rau củ có chứa tinh bột như khoai tây, khoai lang thì cần khoảng 18-20 phút để chín.

 

Một số lưu ý khi luộc rau

Khi luộc rau bạn cần đảm bảo 3 yếu tố đủ nước, đủ nhiệt và đủ thời gian để rau chín và giữ được dinh dưỡng.

Đối với các loại rau củ có kích thước lớn, cứng thì nên thái thành từng miếng nhỏ thì thời gian chín sẽ nhanh hơn, rau cũng giữ lại được nhiều dinh dưỡng hơn.

Trong khi rửa rau tuyệt đối không chà xát hay vò mạnh khiến rau bị nát mất đi 1 phần dinh dưỡng.

3

Nên chờ nước sôi mới cho rau vào. Tuyệt đối không cho ngay khi nước lạnh bởi nhiệt độ không đủ sẽ vừa không giữ được màu xanh của rau lại còn làm thất thoát lượng vitamin C và B1 trong rau. Rau sau khi chín cũng bị nhạt hơn.

 

Nên ăn rau ngay sau khi luộc. Một vài nghiên cứu chỉ ra, rau luộc để khoảng 1 giờ sẽ giảm 25% vitamin, từ 2 giờ trở đi sẽ làm thất thoát nhiều hơn. Với rau để qua đêm thì lượng dinh dưỡng gần như không còn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm