Lưu ý các ký hiệu đưới đáy chai, hộp nhựa để tránh bị nhiễm độc
Người Nhật Bản sống thọ, trẻ lâu nhờ 5 thói quen ăn uống đặc biệt này / 5 loại "bảo bối" tự nhiên giúp bạn lọc sạch máu, thông tắc đường huyết, ngăn ngừa đột quỵ
Chẳng hạn, bình nước uống của học sinh hay có số 7; chai nước tinh khiết, chai sữa hoặc nước ép trái cây thường có số 1; các chai dầu ăn, các lọ mỹ phẩm hay có số 2; còn các hộp mỳ ăn liền bằng nhựa có số 5 dưới đáy…
Thế nhưng, ít ai quan tâm hay tìm hiểu đến ý nghĩa của hình tam giác và những con số này.
Có tất cả 7 loại nhựa, mỗi loại lại chứa thông tin về mức độ độc hại của từng loại nhựa đó.
Số 1 là Nhựa PET hay là PETE(viết tắt của polyethylene terephthalate):là một trong số những loại nhựa được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm gia dụng, ví dụ như chai nước khoáng, nước ngọt, bia và bao bì đóng gói.
Nhựa PET sử dụng phổ biến cho các sản phẩm gia dụng nhưchai nước khoáng, nước ngọt, bia và bao bì đóng gói.
Đây là kí hiệu chỉ loại nhựa chỉ sử dụng duy nhất một lần, nên nếu dùng đi dùng lại có thể gia tăng nguy cơ làm hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng.
Các chai nhựa đựng đồ uống khi tái sử dụng nếu đựng nước nóng quá 70 độ C không chỉ biến dạng mà còn phân giải ra các chất có hại cho sức khỏe.
Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, chế phẩm nhựa này nếu sử dụng quá 10 tháng có thể sinh ra các chất gây ung thư.
Nhựa PET rất khó để làm sạch, mức độ tái chế của chúng cũng rất thấp (chỉ khoảng 20%) vì vậy tốt nhất là dùng xong hãy vứt chúng đi ngay.
Số 2 có nghĩa là lượng HDPE– polyethylene có mật độ cao. Các chai nhựa này có khả năng chịu nhiệt tới 110 độ C, thường được dùng đựng thực phẩm, sữa tắm hoặc các vật có độ tinh khiết cao.
Nhựa HDPE thường được dùng đựng thực phẩm, sữa tắm hoặc các vật có độ tinh khiết cao.
Loại nhựa này không thải ra chất độc hại nào vì thế, các chuyên gia thường khuyên lựa chọn các loại chai HDPE khi mua hàng bởi chúng được coi là an toàn nhất trong tất cả.
Khi tái sử dụng cần hết sức lưu ý, vì loại nhựa này khó làm sạch, các chất còn sót lại rất dễ trở thành ổ vi khuẩn.
Số 3 là chất PVC hay 3V :PVC là loại nhựa mềm và dẻo được sử dụng để sản xuất áo mưa, vật liệu xây dựng, đồ nhựa, hộp nhựa, đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác. PVC khá phổ biến nhưng chúng có chứa 2 loại hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến hóc-môn cơ thể. Chất này có thể giải phóng chất độc khi ở nhiệt độ cao, nên chỉ được phép đựng thực phẩm hoặc đồ uống dưới 81 độ C.
PVC để sản xuất áo mưa, vật liệu xây dựng, đồ nhựa, hộp nhựa, đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác.
Chất này có thể giải phóng rất nhiều khi ở nhiệt độ cao nên hiếm khi dùng làm bao bì sản phẩm, đồng thời cũng rất khó làm sạch và không thể tái sử dụng.
Số 4 là LDPE :là chất nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp khá phổ biến trong các hộp mì, hộp đồ đông lạnh, túi đựng hàng và vỏ bánh. Sản phẩm chứa chất này sẽ không thể làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất.
Nhựa LDPE phổ biến trong các hộp mì, hộp đồ đông lạnh, túi đựng hàng và vỏ bánh.
Mọi người không nên để đồ ăn vặt đóng gói trong nhiệt độ cao và không dùng lò vi sóng để nấu mì ăn liền.
Số 5 là PP(nhựa polypropylene):PP thường có trên nắp hoặc đáy cốc cà phê, chai sữa thường, sữa chua hoặc chai nước trái cây. Chất này thường chịu được ở nhiệt độ 167 độ C nên có thể tái sử dụng, quay trong lò vi sóng.
PP thường có trên nắp hoặc đáy cốc cà phê, chai sữa thường, sữa chua hoặc chai nước trái cây.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số hộp đựng thức ăn dưới đáy có hình tam giác với số 5 nhưng trên nắp là số 1. Số 1 là PET, chất không chịu được nhiệt độ cao nên khi đặt trong lò vi sóng cần phải bỏ nắp hộp.
Số 6 là chất PS (polystiren) :PS thường có ở các hộp mỳ ăn liền, hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh cao, nhưng không được dùng trong lò vi sóng vì khi bị nóng sẽ giải phóng ra các chất hóa học.
PS thường có ở các hộp mỳ ăn liền, hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic.
Bên cạnh đó, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh, vì sẽ phân giải ra chất polystyrene có hại cho cơ thể.
Số 7 – PC hoặc không có kí hiệu: Loại nhựa này có thể dùng để đựng thùng hoặc can nước dung tích 3 – 5 lít và một số sản phẩm đựng thức ăn. Là loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ dàng sinh ra chất gây ung thư, vô sinh BPA.
PC được sử dụng rất phổ biến, nhất là làm chai sữa, cốc dùng một lần, làm thùng hoặc can nước dung tích 3 – 5 lít.
Số 7 là PC – nhựa PC,PC được sử dụng rất phổ biến, nhất là làm chai sữa, cốc dùng một lần, làm thùng hoặc can nước dung tích 3 – 5 lít. Nếu chai nhựa PC có sử dụng chất BPA (Bisphenol A) thì sẽ rất có hại cho cơ thể.
Đối với cốc nhựa thông thường, bạn chú ý không đựng nước nóng. Nếu nhận thấy trên bề mặt nhựa có vết thì lập tức bỏ ngay vì đó có thể là các ổ vi khuẩn mà mắt thường không thấy.
Bên trên là thông tin vô cùng quan trọng vì có liên quan đến sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, mọi người nên đặc biệt chú ý đến con số dưới đáy hoặc trên nắp mỗi sản phẩm mình mua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!