Lưu ý khi sử dụng và vệ sinh cây nước nóng lạnh
"Bỏ túi" một vài lưu ý quan trọng khi trị mụn bằng nghệ tươi giúp da đẹp lên mỗi ngày / Tất tần tật những lưu ý cần thiết khi dùng tía tô trị mụn và tắm trắng
Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: Internet
Đặt cây nước nóng lạnh ở vị trí bằng phằng, để tránh các thiết bị bên trong bị va chạm và gây nguy hiểm cho người dùng.
Duy trì khoảng cách từ 10 đến 20 cm giữa cây nước nóng lạnh với các vật dụng khác, bao gồm cả vách tường, kệ để đảm bảo cho sản phẩm chạy tốt, an toàn.
Cách sử dụng cây nước nóng lạnh
Chỉ cắm dây điện nguồn khi khoang chứa nước nóng, lạnh đầy nước.
Nước bình dùng phải là loại tinh khiết, có nguồn gốc nhãn hiệu rõ ràng.
Bình nước cần chọn loại chuyên dụng dành cho cây nước, lỗ nhỏ trên nắp bình khi cắm vào cọc hoàn toàn vừa vặn, để tránh hiện tượng rò rỉ nước quá nhiều ra ngoài, nước tràn xung quanh máy, gây nguy hiểm cho người dùng.
Trên thị trường có 2 loại cây nước nóng lạnh và mỗi loại có cách sử dụng lần đầu khác nhau:
Sản phẩm làm lạnh bằng chip điện tử khi mới đem máy về, đặt ở vị trí cố định thì bạn có thể kết nối điện và sử dụng ngay.
Sản phẩm làm lạnh bằng khí nén (block) thì nên đợi sau ít nhất 30 phút hoặc 2 - 3 tiếng rồi mới kết nối điện. Vì nếu bạn kết nối điện ngay sau khi chuyển máy đến nhà, có thể sẽ xảy ra hiện tượng sốc gas, làm hỏng hệ thống làm lạnh của máy.
Cách vệ sinh cây nước nóng lạnh
Bước 1: Rút phích cắm và bỏ bình nước úp trên máy
Trước khi vệ sinh cây nước nóng lạnh, bạn cẩn thận rút phích cắm và đảm bảo không còn nguồn điện nào kết nối với thiết bị. Tiếp theo bạn lấy bình nước úp trên thân máy xuống, di chuyển nhẹ nhàng đến khu vực thoáng mát và dễ vệ sinh.
Rút phích cắm và bỏ bình nước úp trên máy
Bước 2: Xả hết nước trong cây nước nóng lạnh ra ngoài
Bạn dùng vật dụng chứa nước và mở hết lượng nước còn lại trong thiết bị. Trong quá trình thực hiện, bạn cẩn thận để tránh làm ướt phích cắm điện và khu vực vệ sinh.
Bước 3: Tháo rời từng bộ phận và tiến hành vệ sinh
Sau khi xả hết nước, bạn tháo rời nắp máy, vòi nước, đĩa chia nước và khay nước xả. Dùng khăn ướt lau sạch từng bộ phận, sau đó sử dụng cọ rửa chuyên dụng để làm sạch các cặn vôi hóa trong các khe nhỏ ở bồn nước và hai vòi nước. Lưu ý, bạn không nên vệ sinh bằng hóa chất có tính tẩy rửa mạnh vì sẽ gây bào mòn các bộ phận.
Bước 4: Dùng nước sạch súc rửa nhiều lần bồn nóng và bồn lạnh
Sau khi vệ sinh các bộ phận, bạn rửa sạch bồn nóng và bồn lạnh. Sau đó để khô ráo và lắp vào vị trí ban đầu.
Bước 5: Vệ sinh vỏ ngoài cây nước nóng lạnh
Tiếp theo, bạn dùng khăn sạch lau phần vỏ bên ngoài của cây nước nóng lạnh. Bạn nên dùng khăn mềm và thấm nước sạch, tránh dùng hóa chất tẩy rửa gây bong tróc lớp vỏ và nhiễm độc cho nguồn nước.
Bước 6: Gắn khay xả vào và đưa cây nước nóng lạnh về vị trí ban đầu
Bạn tiến hành lắp lần lượt các bộ phận của cây nước nóng lạnh và di chuyển thiết bị về vị trí cũ. Trong quá trình di chuyển, bạn nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh trầy xước thân máy.
Bước 7: Cắm điện, đặt bình nước lên sau khi vệ sinh khoảng 30 phút
Sau khi dời máy về vị trí ban đầu, bạn chờ khoảng 30 phút để máy ổn định và các bộ phận được khô ráo. Bạn kết nối lại nguồn điện, đặt bình nước lên và cho thiết bị hoạt động bình thường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Bỏ 1 tép tỏi vào bồn cầu trước khi ngủ: Mẹo nhỏ nhưng hiệu quả bất ngờ ai cũng nên biết
Tiết lộ bất ngờ trên điều khiển điều hòa giúp tiết kiệm đến 25% tiền điện, chuyên gia bật mí cách dùng đúng cách trong mùa nóng
Bí quyết vệ sinh quạt điện sạch bong không cần tháo lắp: Chỉ với một chai xịt tự chế
Mẹo sử dụng xe máy giúp tiết kiệm xăng, bền máy
10 đặc sản 'ngon quên sầu' nhất định phải thử khi ghé thăm Bình Định
10 điểm đến hấp dẫn nhất khi du lịch Khánh Hòa