Lý do tuyệt đối không được dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng
Top 5 thực phẩm cấm kị người bị thủy đậu tuyệt đối không ăn / Tác dụng làm đẹp của rau ngót có thể bạn chưa biết
Nói tới màng bọc thực phẩm hầu hết các bà nội trợ ai cũng cho rằng sản phẩm này vô cùng tiện lợi trong việc bảo quản thức ăn. Đáp ứng nhu cầu này các nhà sản xuất đã đưa ra rất nhiều mẫu mã đa dạng. Đặc biệt còn đưa ra nhiều lời quảng cáo với nhiều công dụng khác nhau như được làm từ100% nhựa PVC hoặc PE, không có hóa chất độc hại và có thể dùng với mọi hình thức, từ bảo quản đến chế biến…
Tin tưởng vào những lời quảng cáo có cánh của các nhà sản xuất nhiều bà nội trợ đã tận dụng triệt để dùng màng bọc thực phẩm ở mọi hình thức, nhất là nhiều người còn sử dụng trong lò vi sóngmà không lường trước được những hậu quả khó lường.
Chị Tâm (Đan Phượng- Hà Nội) chia sẻ, vợ chồng chị đi làm suốt ngày từ sáng sớm nên việc hâm lại thức ăn là thường xuyên, nhiều khi cứ để nguyên màng bọc thực phẩm cho vào lò vi sóng để thức ăn không bị khô.
Đồng quan điểm với chị Tâm, bà Bính (Hà Nội) cũng chia sẻ: "Tôi thường xuyên hâm thức ăn vào lò vi sóng vẫn để nguyên màng bọc thực phẩm mấy năm nay thấy chẳng làm sao cả".
Tuy nhiên, theoGS.TS Nguyễn Văn Khôi, Trưởng phòng Vật liệu polyme, Viện Hoá học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam......việc hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng là một sai lầm tai hại. Bởi màng bọc thực phẩm có thể chứa các chất hóa học như Phthalates và DEHA khi gặp nhiệt độ cao sẽ khiến chúng tan chảy và biến thành chất gây hại vô cùng nguy hiểm.
Bởi các màng bọc được chế tạo từ các nguyên liệu nhựa tổng hợp, hoặc nhựa tái chế với chất liệu phổ biến chủ yếu từ PVC và PE. Do đặc tính hóa học của vật liệu PVC nên khi chế tạo, các nhà sản xuất phải sử dụng phụ gia DEHA hoặc DEHP để làm mềm và làm trong suốt màng bọc. Còn đối với vật liệu PE thì không cần dùng phụ gia do vật liệu đã có đặc tính mềm dẻo và trong suốt khi chế tạo.
"Màng bọc thực phẩm ghi thành phần PVC nhưng càng mềm, càng giống PE thì chứng tỏ chất dẻo độc hại càng lớn", ông Khôi nói.
Thực tế đã có nhiều nghiên cứu cho thấy có tới 50% thành phần màng bọc là chất hóa dẻo có phụ gia. Vì bản thân nhựa PVC, PE không thể dẻo như những màng bọc đang được quảng cáo mà cần có chất hóa dẻo. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chất hóa dẻo như DOP, CD… Những chất này đều bị cảnh báo là độc hại với sức khỏe con người.
Đối với những màng bọc thực phẩm không nói đến việc sử dụng trong lò vi sóng thì bạn tuyệt đối không được bọc chúng để hâm nóng trong lò vi sóng. Thậm chí, đối với những màng bọc có thể dùng trong lò vi sóng thì cũng không nên sử dụng trong thời gian quá dài, tránh nhiệt độ thực phẩm tăng cao khiến màng bọc tan chảy, dính vào đồ ăn.
Do đó theo chuyên gia, nếu bạn vẫn còn lo lắng việc dùng màng PVC hay màng PE đều độc thì tốt nhất không bọc thực phẩm trong giai đoạn hâm nóng. Bạn nên dùng thủy tinh chịu nhiệt hoặc đĩa sứ để đậy lên thực phẩm hâm nóng.
Bên cạnh đó bạn cần phải bảo quản màng bọc ở nhiệt độ phòng, những nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp dễ làm màng bọc biến chất và sinh độc tố. Không dùng những màng bọc đã bị mốc, xuất hiện mùi lạ, để quá lâu và tái sử dụng. Ngoài ra bạn nên mua các vật đựng thực phẩm chất lượng, có nắp đậy đi kèm để bảo quản tốt thực phẩm trong nhà được tốt hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bàng hoàng phát hiện bí mật trong tủ chén, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu thay đổi đầy bất ngờ!
Loài hoa này có tên rất hay và mang ý nghĩa đẹp nhưng đại kỵ khi đặt lên ban thờ thắp hương
Bí ẩn 800 triệu trên bàn thờ người chồng vừa khuất: Cú sốc lớn khi sự thật được hé lộ
Mỗi tháng chỉ tiêu 10 triệu vẫn bị chồng chê hoang phí, mẹ chồng không ngừng cằn nhằn: Cuộc chiến làm dâu quá mệt mỏi!
Một loại lá quý hiếm của Việt Nam, vô cùng đắt đỏ, giá bán cả trăm triệu đồng/kg
Cách sơ cứu khẩn cấp khi bị rắn độc cắn