Đời sống

Công dụng trị bệnh đa năng từ củ mã thầy

Nhiều người sử dụng mã thầy dưới dạng thức ăn - vị thuốc cho mát để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột.

8 tác dụng tuyệt vời với sức khỏe của trái ổi / Những công dụng không tưởng của nhãn với sức khỏe

Theo thông tin từ báo Người đưa tin,củ mã thầy chứa 68,52% nước, 18,75% tinh bột, 2,25% đạm, 0,19% mỡ và 1,58% chất khoáng. Trong dân gian, củ mã thầy thường được dùng để ăn chơi hoặc tráng miệng sau bữa ăn. Củ mềm, giòn, nhiều nước, vị ngọt. Nhiều người sử dụng mã thầy dưới dạng thức ăn - vị thuốc cho mát như lấy củ thái nhỏ, nấu với bột đậu xanh làm chè lục tàu xá hoặc hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột.

Mã thầy vị ngọt, tính hàn, giải độc trừ mụn, nhiềutinh bột, protein và vitamin., có thể thanh nhiệt, hóa đàm, khai vị tiêu thực, sinh tân nhuận táo và làm thuốc chữa các bệnh như: sốt cao, mất nước,vàngda, tiểu ra máu do huyết nhiệt, đau mắt đỏ, viêm phế quản, viêm họng... do đàm nhiệt, mụn nhọt, viêm loét da niêm mạc, nhọt độc, mụn cóc... Mã thầy còn có chứa một hoạt chất chống vi khuẩn, phòng chữa ung thư, hạ huyết áp, trực khuẩn sinh đầy hơi...

Một số phương thuốc trị bệnh từ củ mã thầy dễ áp dụng gồm: Chữa đái máu (Mã thầy 150g, rau câu 30g, râu ngô 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia nhiều lần); Chữa băng huyết (Lấy mã thầy 1 củ đốt tồn tính, tán bột, uống với rượu nhẹ); Chữa bệnh trĩ (Mã thầy 500g (giã nhỏ), địa du 30g, đường đỏ 150g, cho tất cả vào sắc nhỏ lửa lấy nước, ngày uống 2 lần, cần uống trong 3 ngày liền).

Củ mã thầy mát bổ và có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe

Củ mã thầy mát bổ và có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, để chữa ho gà, dùng mật ong 50g, màng trong mề gà (sao vàng tán bột) 10g, tỏi 10g (ép lấy nước), mã thầy 500g (ép lấy nước), cho vào một lượng nước đun sôi, chia 2 lần uống, mỗi lần 2 thìa cà phê. Chữa thanh nhiệt tiêu thũng, chuẩn bị củ mã thầy 500g, thịt vịt nước 500g, đường phèn 30g, nấu ăn. Hay củ mã thầy 60g, cá diếc 300g, hành, dấm, đường 20g, nấu ăn.

Chữa hạ áp, thanh nhiệt, tiêu thũng, nên lấy củ mã thầy 100g, thịt lợn nạc 300g, rau cần 200g, dầu, hành, đường, làm thành món xào và ăn. Để bổ phế thận, dùng củ mã thầy 100g, bầu dục lợn 1 đôi, đường phèn 30g (đập nát), nước 2.000ml, làm sạch đun sôi 25 phút và ăn. Hoặc để thanh nhiệt lợi thủy, lấy mã thầy 60g, củ cải trắng 150g, gạo 200g rồi nấu thành cháo ăn.

Với những người cần chữa chứng mụn nước, lấy 6 củ mã thầy rửa sạch, giã nát, trộn đều với lòng trắng của 1 quả trứng gà, rồi bôi lên mụn. Chữa phù toàn thân, tiểu tiện khó, khát nước, táo bón, dùng củ mã thầy 20g, rễ lau tươi (lô căn) 30g, sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần...

Vì có tính lạnh nên mã thầy không thích hợp với những người có thể chất hoặc bệnh lý thuộc thể hư hàn, biểu hiện bằng các triệu chứng như sợ lạnh, tay chân lạnh, hay đau bụng khi ăn đồ sống lạnh, đại tiện lỏng hoặc nát, dễ bị cảm lạnh, ăn kém tiêu..., theo thông tin từ Phunutoday.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm