Mắc 1 trong 6 bệnh này thì thèm đến mấy cũng phải kiêng rau muống, nếu không bệnh sẽ ngày một nặng hơn
Nộp cho mẹ chồng 2 cây vàng cưới, nửa năm sau bà trả hẳn 4 cây khiến tôi căm hận / Chồng “hiện nguyên hình” sống bẩn sau khi kết hôn, vợ định buông bỏ nhưng thử “dạy dỗ” và kết quả vô cùng bất ngờ
Theo nhiều tài liệu Đông y từng viết, cứ 100 g rau muống chứa 90% nước, 3 g chất xơ, 3 g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie. Loại rau này rất tốt và cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) trước đó, rau muống có thể khiến tình trạng của một số bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế để tránh các tác dụng phụ, những nhóm người dưới đây không nên động vào rau muống:
Người mắc bệnh gout
Ảnh minh họa.
Theo giải thích của các chuyên gia, rau muống là thực phẩm chứa nhiều purin, người đang bị đau nhức xương khớp, người bị bệnh gút hoặc tăng axit uric máu ăn vào có thể bị kích hoạt phản ứng viêm, rất dễ làm tăng nguy cơ tái phát một cơn đau gút cấp tính.
Người mắc bệnh thận
Ảnh minh họa.
Đặc biệt, trong rau muống còn chứa hàm lượng oxalat cao, chất này khi vào cơ thể có thể kết tủa ở thận, gây sỏi thận, sỏi niệu đạo. Trong khi đó, bệnh gút cũng có thể làm tăng nguy cơ kết tủa tinh thể urat, gây nên sỏi thận. Vì vậy, những người bị bệnh gút ăn rau muống sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn người bình thường.
Không ăn khi đau nhức xương khớp
Ảnh minh họa.
Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống. Bởi vậy, nếu gia đình bạn có người mắc các bệnh này thì cũng nên hạn chế.
Những người đang uống thuốc Đông y
Ảnh minh họa.
Người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.
Người điều trị ngoại khoa nội khoa
Ảnh minh họa.
Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống. Nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ hoặc kéo dài thời gian điều trị.
Người có hệ tiêu hóa yếu
Ảnh minh họa.
Rau muống là loại rau nằm trong nhóm rau ăn lá được trồng nhiều ở ao hồ nên rất dễ nhiễm nhiều loại ký sinh trùng, có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu… Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị đầy bụng, khó tiêu, ngộ độc mãn tính.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 28/1, 3 con giáp sau đây sẽ mở ra thời kì đỉnh cao của cuộc đời, may mắn ập đến bất ngờ
5 khu rừng nguyên sinh đẹp nhất Việt Nam: Có diện tích 720km2 và nằm trong diện bảo tồn thuộc 3 tỉnh
Cuối tháng 1, những sự kiện vui vẻ sẽ đến với 4 con giáp sau, tình duyên thắm nồng, sự nghiệp ‘lên hương’
Bí quyết giúp bạn chọn Phật thủ đẹp, rước lộc may mắn cả năm
Chọn tuổi xông nhà 2025 cần lưu ý gì? Tuổi xông đất hợp với 12 con giáp
Chỉ cần một bát nước này khi giặt giúp đánh bay mọi vết bẩn trên ga giường, ga sạch thơm, mềm mại đến ngỡ ngàng