Mách bạn 4 cách chữa thoái hóa cột sống theo phương pháp dân gian, đem lại hiệu quả không ngờ
“Ba siêng có hại, hai lười có lợi” cho sức khỏe: U50 cần biết càng sớm càng tốt để sống thọ / 4 sai lầm khi chế biến khiến thịt mất chất, thậm chí sinh bệnh
1. Chữa thoái hóa cột sống bằng xương rồng
Có rất nhiều tin đồn truyền miệng rằng sử dụng xương rồng để chữa thoái hóa cột sống có thể đem lại hiệu quả như cột sống lưng hết đau, vận động dễ dàng và linh hoạt hơn… Trên thực tế, khoa học đã chứng minh, trong sương rồng có chứa nhiều loại hoạt chất như:Euphorbol, xit citric, tartaric, friedelan-3a-ol, taraxerol… Đây là những hoạt chất có tác dụng giúp trị đau răng, các bệnh liên quan đến xương khớp, đốt sống vàgai cột sống, kháng viêm, trừ phong thấp… Từ đó, có thể thấy tác dụng của xương rồng trong điều trị thoái hóa cột sống không còn đơn thuần là các bài thuốc truyền miệng mà nó có đầy đủ cơ sở khoa học, có thể đem lại hiệu quả.
Bạn chuẩn bị 3 bẹ xương rồng tươi, cắt tỉa sạch gai, ngâm trong nước khoảng 5 phút rồi để ra cho ráo nước. Nướng đều hai mặt xương rồng lên bếp than khoảng 5 phút, để nguội bớt để tránh bị bỏng. Sau đó đặt chúng vào một miếng vải mỏng và chườm lên vị trí đau cho đến khi nguội hẳn. Lặp lại như thế cho hết 3 bẹ xương rồng đã chuẩn bị, áp dụng thường xuyên trong nhiều ngày để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu không bạn có thể nấu các món ăn với xương rồng như canh xương rồng, xương rồng xào – đặc sản Quảng Nam.
2. Điều trị thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu
Theo các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong ngải cứu có nhiều chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng giảm đau tương tự aspirin. Cho nên chúng được dùng làm thành phần cho một số những loại thực phẩm chức năng, thuốc tây chữa các bệnh lý về xương khớp,thoái hoá cột sốngvô cùng tốt. Trong Đông y, ngải cứu lại có vị đắng, tính ấm, giúp giảm nhanh những cơn đau, nhức do thoái hóa cột sống gây ra. Đồng thời nước cốt từ ngải cứu còn có tác dụng chống viêm, giảm sưng, đau và phòng tránh bệnh phát triển nặng hơn.
Có rất nhiều cách để sử dụng ngải cứu trong điều trị thoái hóa cột sống. Bạn có thể dùng lá ngải cứu để chườm bằng cách, chuẩn bị một nắm lá ngải cứu rửa sạch, sau đó sao lên cùng một ít giấm và và muối hạt trên chảo nóng. Cuối cùng thì cho chúng vào một miếng vải là đắp lên vùng bị đau nhức. Bên cạnh đó bạn cũng có thể uống nước cốt ngải cứu, hãm trà ngải cứu với cây trinh nữ và rễ cây cỏ xước hoặc chế biến thành những món ăn như trứng xào ngải cứu, gà hầm ngải cứu…
3. Chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt
Theo Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị cay nồng giúp tán hàn, hạ khí, chỉ thống, tiêu viêm. Có thể dùng trong các bài thuốc Đông y để điều trị xương khớp, cột sống. Bên cạnh đó theo khoa học đã chứng minh, trong thành phần lá lốt chứa các tinh dầu, alkaloid, beta caryophylen, benzylaxetat,… giúp kháng viêm, diệt khuẩn, chống nhiễm trùng. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đánh giá việc sử dụng lá lốt để điều trị các bệnh lý như: thoái hóa đốt sống,thoát vị đĩa đệm,gai cột sống,… là hoàn toàn khả quan.
Cũng giống như nhiều phương pháp khác, bạn có thể dùng lá lốt để chườm lên phần bị đau, bằng cách, sao lá lốt, ngải cứu cùng muối trắng trên chảo nóng, cho vào khăn mỏng và chườm lên phần bị đau trong khoảng 30 phút, bị nguội đi thì mang sao lại. Hoặc bạn có thể uống nước lá lốt trong vòng một tháng đảm bảo tình trạng đau nhức sẽ giảm bớt đáng kể.
4. Điều trị thoái hóa cột sống bằng cỏ xước
Cỏ xước là một trong số các bài thuốc chữa thoái hóa cột sống từ dân gian giúp điều trị các thương tổn do bệnh lý xương khớp gây ra. Cụ thể như phong tê thấp, viêm khớp, thoái hóa… Mặc dù vậy, vị thuốc này không dành cho những người đang đến chu kỳ kinh nguyệt, gặp các vấn đề về dạ dày hoặc đường ruột, phụ nữ đang mang thai. Cách chữa thoái hóa cột sống bằng thuốc Nam với cây cỏ xước, bạn có thể thực hiện như sau: Lấy 50g dứa dại, 30g sâm đại hành, 100g cỏ xước, 1 lít rượu trắng. Đem tất cả hỗn hợp trên ngâm với rượu trong khoảng 30 ngày là đã có thể sử dụng được. Kiên trì mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần sử dụng 15ml, bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Một số lưu ý cần nhớ
– Tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi áp dụng.
– Không nên quá phụ thuộc vào cách chữa này, sử dụng một thời gian mà không thấy bệnh có tiến triển, tốt nhất là bạn nên dừng lại và áp dụng các phương pháp điều trị chuyên khoa.
– Không được tự ý dùng phối hợp song song cùng với thuốc Tây bởi có thể gặp phải những biến chứng không mong muốn.
– Người bệnh cần bổ sung chế độ dinh dưỡng cần thiết bằng việc tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu canxi và vitamin.
– Cân bằng và điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi, kết hợp tập luyện các bài tập thể dục thể thao để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả..
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến