Đời sống

Mách bạn bí quyết để nồi cơm điện vừa sạch sẽ vừa tiết kiệm điện

Nồi cơm điện là vật dụng không thể thiếu cho bữa cơm hằng ngày của chúng ta hiện nay. Nhưng bạn đã biết cách vệ sinh nồi đúng cách hay chưa.

Cỏ mực 'thần dược' từ thiên nhiên đặc biệt tốt cho sức khỏe không phải ai cũng biết / Tuyệt chiêu khử mùi hôi tanh ở thịt vịt

Nồi cơm điện là vật dụng nhà bếp được sử dụng thường xuyên nhất của người Việt Nam chúng ta, để có được những nồi cơm ngon, lại giữ cho nồi bền, tiết kiệm điện năng thì nồi cơm điện cần được vệ sinh thường xuyên. Thế nhưng vệ sinh nồi cơm điện thế nào là sạch sẽ nhất và đúng cách nhất thì có lẽ nhiều người vẫn chưa biết cách làm.

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Vệ sinh van thoát hơi

Đây là một trong những nơi bẩn nhất và dễ tích tụ vi khuẩn nhất của nồi cơm điện. Van thoát hơi vừa là nơi hứng bọt cơm trào lên khi nấu, vừa đẩy hơi nước dư thừa trong nồi ra ngoài. Lâu ngày, chúng dễ bị cáu bẩn thành các mảng bám màu vàng.

Mỗi loại nồi cơm khác nhau sẽ có thiết kế van khác nhau, có loại dễ tháo nhưng cũng có loại khá khó để vệ sinh, vì vậy hãy đọc hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi kỹ nhân viên bán hàng để biết cách tháo chúng một cách dễ dàng nhất nhé.

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Bạn có thể dùng nước rửa chén để cọ rửa van thoát hơi, sau đó xả sạch dưới vòi nước, lau khô và lắp lại vào nồi.

Nắp trong nồi cơm

Cũng như van thoát hơi, nắp bên trong nồi cơm điện cũng có nhiệm vụ đón bọt trào lên khi nấu vì vậy nếu để lâu ngày, chúng sẽ cáu bẩn các mảng bám. Nếu để trong nhiệt độ cao như các ngày thời tiết nóng bức, ẩm nồm, chúng còn dễ dàng bị thiu, mốc và có mùi như cơm thiu, lảm ảnh hưởng tới mùi vị và chất lượng của các mẻ cơm sau.

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Phần nắp trong nồi cơm này rất dễ quan sát và nhìn thấy vết bẩn, vì vậy hãy thường xuyên tháo ra rửa sạch cùng nồi cơm điện và để chúng khô ráo trước khi lắp lại vào nồi. Hãy chú ý cọ sạch bên trên và dưới nắp, vệ sinh cả phần gioăng cao su nữa. Một số loại nồi cơm điện sẽ có phần nắp trong liền vào nắp nồi, không thể tháo rời, vậy hãy dùng khăn ẩm lau sạch và lau lại bằng khăn khô là được.

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Vệ sinh phần mặt trong của vỏ nồi

Phần thân trong của nồi cơm điện (chỗ đặt ruột nồi) là nơi thường tích tụ các hạt cơm rơi vãi và có thể là các mảng bọt cơm bị trào trong quá trình nấu. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, chúng có thể tích tụ thành vết bẩn và gây cháy khét khi nấu cơm. Do phần khe này nhỏ và khá khó để vệ sinh nên bạn có thể dùng các loại khăn nhỏ, miếng bọt biển làm ẩm để lau. Với các mảng bám rời, hạt cơm... bị kẹt bạn có thể úp nồi xuống, lắc nhẹ để chúng rơi ra.

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Vệ sinh mâm nhiệt

Đây là phần ở dưới đáy, đỡ phần ruột nồi và là nơi truyền nhiệt để nấu cơm. Nếu phần mâm nhiệt này bị bẩn, sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng truyền nhiệt khiến cơm lâu chín và còn gây tốn điện nữa. Phần chính giữa mâm nhiệt là cảm biến, có vai trò ngắt nhiệt chuyển sang chế độ giữ ấm khi cơm chín, nếu phần này bị bẩn, có thể khiến cơm chín không đều thậm chí hỏng cả chế độ tự nảy lẫy khi chín của nồi.

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Nhưng cần lưu ý, mâm nhiệt không được làm ướt nếu không sẽ càng dễ bị hỏng. Hãy thử dùng kem đánh răng vàthấm một ít nước vào bàn chải cọ nhẹ nhàng, sau đó lấy vải hơi ấm để lau khô lại. Hoặc thấm một ít giấm lên miếng bọt biển rồi dùng nó để lau nhẹ nhàng các đường vân của phần mâm nhiệt này. Chú ý hong khô phần mâm nhiệt trước khi nấu cơm để tránh bị chập điện.

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet

Vệ sinh nồi cơm điện không chỉ khiến nồi sạch, ngon cơm hơn mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của nồi và tiết kiệm điện cho gia đình nhà bạn đấy.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm