Đời sống

Mách bạn cách làm chậm quá trình lão hóa

Lão hóa là một quá trình suy mòn của các tế bào trong cơ thể, ai cũng phải trải qua.

Dấu hiệu ở lưỡi cảnh báo bệnh nguy hiểm / Thực phẩm giúp bạn cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ

Nhiều người thường có tâm lý sợ lão hóa bởi quá trình này làm cho chức năng các cơ quan cơ thể yếu dần, da nhăn nheo, hệ miễn dịch, hệ tim mạch, hô hấp đều suy giảm... Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết lão hóa không đáng sợ và chúng ta có thể làm chậm quá trình này.

Theo các chuyên gia y tế, có hai quá trình tạo nên tác động lão hóa chung của cơ thể gồm: Lão hóa nội sinh và lão hóa ngoại sinh. Trong đó, lão hóa nội sinh do quá trình con người sinh ra lớn lên, già đi; đây là quá trình tất yếu phải xảy ra, điều này do một quy trình hoạt động được quy định bởi các gen trong cơ thể. Với lão hóa ngoại sinh, nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến cơ thể như hút thuốc, tiêu thụ nhiều bia rượu, lối sống không lành mạnh, tiếp xúc với ánh mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ thích hợp và đúng cách. Bên cạnh đó, các tác nhân ô nhiễm từ môi trường, khói bụi cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự lão hóa của cơ thể.

lão hóa

Lão hóa là một quá trình suy mòn của các tế bào trong cơ thể, một quy luật tự nhiên ai cũng phải trải qua (Ảnh minh họa)

Quá trình lão hoá ở nam và nữ có mốc thời điểm khác nhau. Đối với nữ giới, dấu mốc nhận rõ ràng hơn là giai đoạn mãn kinh và xung quanh giai đoạn tiền mãn kinh, liên quan đến nội tiết, buồng trứng giảm không phóng noãn, không hoạt động nữa. Dấu hiệu của lão hoá ở phụ nữ là da sạm, nhăn nheo, bốc hoả, khó thích nghi hoà nhập.

Trong khi đó, đối với nam giới, lão hóa thể hiện việc giảm hormon sinh dục. Có người không biểu hiện rõ ràng, có người giảm tập trung, ham muốn chuyện chăn gối, cáu kỉnh tương tự như phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Nhắc đến lão hóa, đa số mọi người xem đó là một hiện tượng đáng sợ bởi bước tới quá trình này chức năng của các cơ quan cơ thể yếu dần, da nhăn nheo, hệ miễn dịch, hệ tim mạch, hô hấp đều suy giảm...

Hầu hết con người lúc còn trẻ ít mắc bệnh tật nhưng đến tuổi ngoài 40, đặc biệt là người cao tuổi, nhiều loại bệnh tật xuất hiện như: Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, đi đứng, nói năng chậm chạp hơn, nhớ ít, quên nhiều, thậm chí mắc chứng lú lẫn, run rẩy hoặc gặp phải tai biến, đột quỵ.

Để lão hóa không còn là nỗi sợ

Các chuyên gia y tế khẳng định lão hoá không có gì đáng sợ nếu chúng ta hiểu đúng và trang bị cho mình những kiến thức về quá trình này. Để không bị lão hóa sớm, các chuyên gia y tế khuyến cáo ngay từ tuổi 30 trở đi, mỗi người cần phải có ý thức chống lão hoá. Cần có chế độ ăn uống, tập luyện khoa học và hợp lý, tránh kích thích căng thẳng, hoạt động công việc đúng mức. Ăn cân bằng chất bột đạm béo, đủ vitamin khoáng chất theo nhu cầu khuyến nghị, giàu chất chống oxy hóa giảm bớt sự lão hoá của tế bào. Chế độ ăn nhiều rau xanh cũng giúp chống lão hóa tốt.

 

lão hóa

Trong rau quả có chứa các vitamin và chất chống ôxy hóa giúp cơ thể ngăn ngừa sự lão hóa

PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ, đối với những người mắc bệnh không lây nhiễm (như tim mạch, phổi tắc nghẽn mạn tính, tăng huyết áp, đái tháo đường…), muốn “lão hóa lành mạnh” thì phải kiểm soát tích cực các căn bệnh này, kiểm tra huyết áp để giảm dự phòng biến cố tim mạch, kiểm soát đường máu tốt vì đây là kẻ thù số 1 của quá trình lão hoá.

Người mắc bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều rau xanh khoảng 500g/ngày, vào bữa ăn ăn gạo lứt, gạo nẩy giúp kiểm soát đường máu; ăn quả chín 100 - 300g/ngày dạng miếng, không ăn dạng ép, sinh tố. Người bị đái tháo đường nên chia nhỏ bữa ăn, bữa phụ có thể ăn bánh quy, ăn ngô, chuối, táo. Đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì chú ý cân bằng đủ chất, tránh đường ngọt, đồ ăn nên giàu chất béo có lợi sức khoẻ như DHA, omega 3, vi chất chống oxy hoá. Để giảm thoái hóa khớp, chúng ta nên vận động và tập luyện yoga, gym… hợp lý khoảng 50 - 60 phút/ngày.

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, uống đủ nước rất quan trọng, chúng ta cần uống đều trong ngày và không uống quá nhiều vào buổi tối. Ăn ít muối theo khuyến nghị dưới 3g muối/ngày. Một bữa ăn nên có 3 loại rau, chất đạm nên đa dạng. Đặc biệt, chế biến món ăn nên chiên rán 1 lần, tráng chảo bằng nước sôi khi nấu sang món khác, tránh dùng đi dùng lại dầu rán vì các chất béo chuyển hóa làm rối loạn lipid máu.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm