Dấu hiệu ở lưỡi cảnh báo bệnh nguy hiểm
11 thói quen ăn uống cực xấu nhưng ai cũng mắc phải đang dần "hủy hoại" sức khỏe của bạn / Dùng trà hoa cúc như thế nào để an toàn cho sức khỏe người dùng?
Lưỡi bị loét nhẹ
Ảnh minh họa. |
Nếu bạn thường xuyên gặp căng thẳng, lo âu thì lưỡi sẽ có hiện tượng loét nhẹ. Những vết loét nhỏ sẽ khiến lưỡi sưng đau và gây cản trở trong quá trình ăn uống. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm, đồng thời tránh ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và ưu tiên những món mềm như sữa chua, súp, cháo...
Ngoài ra, bạn cũng nên giảm bớt những căng thẳng, áp lực do công việc hay cuộc sống gây ra bằng cách tập thể thao nhiều hơn, ngồi thiền hoặc tập yoga. Bên cạnh đó, để giảm bớt cơn đau ở vùng lưỡi thì nên ăn chậm, nhai kỹ, nhất là với những đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
Lưỡi bị nứt nẻ, đau rát và chảy máu
Đây là triệu chứng của bệnh nấm miệng, xuất phát từ việc bị tiểu đường, dẫn đến dễ bị khô miệng và cơ thể nhanh mất nước. Bệnh nấm miệng candida là dấu hiệu thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường do mức đường không ổn định trong cơ thể, tăng cao thất thường.
Đặc biệt, nếu hệ miễn dịch suy yếu thì bạn sẽ gặp phải sự tấn công của các vi khuẩn nấm men bên trong miệng. Lúc này, chúng sẽ tạo ra lớp phủ màu trắng khác lạ ở lưỡi, kèm theo đó là mùi hôi miệng khó chịu. Nếu gặp phải vấn đề này thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.
Lưỡi có trắng
Mảng trắng trong miệng có thể mất đi khi bị cạo bỏ để lại bề mặt rướm máu. Nấm miệng thường thấy nhất ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người đeo răng giả không vệ sinh tốt, người có hệ miễn dịch suy yếu, HIV, tiểu đường , sau khi sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài.
Những mảng trắng trên lưỡi khi cạo không tróc có thể để nguyên màu trắng ở đó. Mặc dù bình thường không nguy hiểm nhưng đây có thể là tiền thân của ung thư. Lưỡi trắng cũng có thể là do nấm miệng.
Lưỡi xuất hiện mảng nâu hoặc đen
Khi lưỡi xảy ra tình trạng này, rất có thể là do bạn vệ sinh kém, hút thuốc, uống cà phê hoặc dùng trà đen thường xuyên. Ngoài vấn đề thẩm mỹ, lưỡi đen còn khiến cho miệng có mùi khó chịu. Do đó, hãy từ bỏ những thói quen nói trên và khi đánh răng thì nên vệ sinh cả lưỡi.
Lưỡi chuyển màu đỏ tươi
Thông thường, lưỡi của chúng ta sẽ có màu hồng, nhưng nếu chuyển sang màu đỏ tươi thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang không có đủ vitamin B9 (axit folic), vitamin B12 và sắt. Do đó, bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn từ rau xanh, thịt gà, cá, đậu... để cải thiện tình trạng lưỡi của mình.
Lưỡi có vết như hình bản đồ
Khi trên lưỡi của bạn xuất hiện những vết như hình bản đồ, viền lưỡi màu trắng, phía trong đỏ đậm hơn màu lưỡi bình thường và dần dần loang rộng ra thì đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh viêm lưỡi bản đồ. Đây không phải là một bệnh lý nghiêm trọng nhưng các vết thương tổn trên lưỡi sẽ thay đổi hình dạng, kích thước và vị trí theo thời gian, gây mất thẩm mỹ khi giao tiếp với người đối diện.
Lưỡi có màu vàng
Ngay khi thấy lưỡi của mình có màu vàng thì bạn nên cẩn trọng vì đó là dấu hiệu của một lượng lớn vi khuẩn đang bùng phát trong miệng bạn. Lúc này, bạn cần vệ sinh vùng miệng sạch sẽ hơn để cải thiện tình trạng lưỡi. Bên cạnh đó, lưỡi có màu vàng cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo vấn đề về gan hoặc túi mật. Tốt nhất, hãy đến gặp bác sĩ để được giải quyết tình trạng này sớm nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Tiệc thôi nôi cháu trai, anh rể nói một câu khiến bố tôi ngã bệnh ốm liệt giường
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức