Mách các mẹ tuyệt chiêu điều trị chứng trẻ ra mồ hôi đầu cực hiệu quả
Khi bú sữa: Bé thường được đỡ đầu bởi tay mẹ một khoảng thời gian, vì thế lòng bàn tay ấm áp của mẹ kết hợp với sự bí trên đầu, dẫn đến bị nóng và trẻ bị ra mồ hôi đầu khi bú. Ngoài ra, khi ăn, cơ thể cần tiêu tốn năng lượng để tiêu hóa. Quá trình này sẽ tỏa nhiệt ra nhiều.
Khi ngủ: Trẻ khi ngủ không thể di chuyển một cách tự do như người lớn dẫn tới đầu bé bị “ủ” quá lâu, dễ bị nóng và trẻ bị ra mồ hôi đầu khi ngủ.
Vận động mạnh, nhiệt độ cao:Cơ thể trẻ sẽ nóng lên khi hoạt động nhiều hay nhiệt độ môi trường quá cao. Để làm mát, điều hòa thân nhiệt, hệ thống các tuyến mồ hôi sẽ được kích hoạt, làm đổ mồ hôi tại nhiều vị trí trên cơ thể.
Tuy bé đổ mồ hôi khi ngủ thường không có gì lo lắng nhưng vẫn có một số tình trạng cha mẹ cần phải lưu ý như sau:
Tăng tiết tuyến mồ hôi: Nếu bạn thấy rằng ngay cả trong một căn phòng lạnh, có điều hòa, bé vẫn đổ mồ hôi đầm đìa thì có thể bé gặp tình trạngtăng tiết tuyến mồ hôi. Ngoài đầu, các bộ phận khác như bàn tay, bàn chân cũng ra rất nhiều mồ hôi. Đây là bệnh không cần phải điều trị bằng thuốc.
Ngưng thở khi ngủ: Tình trạng này phổ biến với những trẻ sinh non, đi kèm hiện tượng đổ mồ hôi đầu là trẻ thở khò khè, màu da hơi xanh và ngừng thở 20 giây, điều này làm cho bé yêu rất khó chịu.
Thiếu canxi, vitamin D:Với trẻ nhỏ, tình trạng thiếu canxi, vitamin D khá phổ biến, ngoài biểu hiện ra nhiều mồ hôi đầu về đêm, trẻ sẽ kèm theo các biểu hiện khác như khó ngủ, quấy khóc, biếng ăn, nấc cụt, rụng tóc vành khăn hay thóp đầu liền quá chậm…
Bệnh nhiễm trùng: Nếu trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng có hại nào đó thì trẻ rất dễ bị sốt cao. Sốt cao sẽ kéo theo đổ mồ hôi nhiều.
Trẻ ra mồ hôi đầu nhiều sẽ khiến cơ thể mất đi một lượng nước và muối nhất định, trẻ sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, quấy khóc.
Ngoài ra, môi trường ẩm ướt cũng chính là nơi thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, nếu không vệ sinh sạch sẽ, tình trạng rôm sảy, mẩn ngứa, viêm da, nhiễm nấm da đầu cũng xảy ra thường xuyên hơn.
Trẻ bị ra mồ hôi đầu và lưng khi ngủ xảy ra thường xuyên mà không được lau khô ngay tức thời sẽ dễ bị nhiễm lạnh gây ra các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phổi...
Cách trị đổ mồ hôi đầu cho trẻ em
Để hạn chế tình trạng trẻ đổ mồ hôi đầu, cha mẹ cần thực hiện những điều sau:
Giữ nhiệt độ phòng thích hợp, từ 26 – 28 độc C là lý tưởng nhất. Phòng ngủ của bé tuyệt đối không được để nóng bức, bí hơi, không có chỗ thông gió,nhất là trong thời tiết mùa hè. Tạo cho bé một không gian chơi đùa rộng rãi, thông thoáng.
Cha mẹ cần tạo không gian vui chơi, ngủ nghỉ cho trẻ thoáng mát, nhiệt độ từ 26 - 28 độ C là lý tưởng để hạn chế trẻ đổ mồ hôi - Ảnh minh họa: Internet
Chọn chất liệu quần áo, chăn gối mềm mại, thoáng khí, thấm mồ hôi như cotton.
Nếu thấy trẻ ra mồ hôi nhiều, đặc biệt ở vùng đầu và lưng thì mẹ nên dùng khăn khô lau sạch để tránh mồ hôi thấm ngược vào cơ thể, làm bé bị nhiễm lạnh, viêm hàn.
Bổ sung vitamin D: Tận dụng ánh nắng mặt trời là cách bổ sung vitamin D “rẻ tiền và hiệu quả nhất” dành cho trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng mỗi buổi sáng, trước 10 giờ với thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 đến 30 phút. Để cho da trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt, không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.
Dinh dưỡng hợp lý: Cho trẻ ăn nhiều loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam, quýt. Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn có tính nóng như dầu mỡ, thịt bò, tôm, cua, cá biển... hoặc các loại trái cây như mít, sầu riêng, xoài…
Cho trẻ uống đầy đủ nước hằng ngày.
Mẹo dân gian đẩy lùi hiện tượng mồ hôi đầu ở trẻ
Có nhiều cách trị đổ mồ hôi đầu cho trẻ em bằng bài thuốc dân gian và an toàn, mẹ có thể áp dụng cho bé yêu nhà mình để cải thiện tình trạng này.
Lá đinh lăng
Lá cây đinh lăng khi sao khô làm gối hoặc trải xuống giường sẽ giúp thông kinh lạc, tránh đổ mồ hôi đầu, gáy giúp bé ngủ ngoan, không bị giật mình. Kiên trì cho trẻ gối đầu hoặc nằm khoảng 3 ngày đến 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Nước rau má và lá dâu
Trong Đông y, rau má và lá dâu tằm là 2 thực phẩm có thể trị chứng ra mồ hôi trộm. Mẹ hãy lấy rau má và lá dâu phơi khô hoặc xao khô, để trong lọ thủy tinh dùng dần.Mỗi lần dùng 10 gam lá dâu tằm khô và 5 gam rau má khô cho vào ấm cùng 200 ml nước nấu sôi để lấy nước uống trong ngày, mỗi đợt dùng khoảng 5-7 ngày liền sẽ thấy hiệu quả.
Cháo trai
Trai rửa sạch, cho vào nồi luộc chín, đun sôi cho trai há miệng. Để nguội, gỡ thịt trai, thái nhỏ, trộn với một nắm lá dâu non đã rửa sạch, thái nhỏ.
Nấu cho nhừ thịt trai cùng gạo tẻ. Cháo sôi bỏ thêm nắm lá dâu non thái nhỏ, đợi cháo sôi lại rồi thêm mắm muối cho vừa miệng. Sau đó cho trẻ ăn làm 2 lần/ngày dùng trong 3 - 5 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Nước đậu đen
Rang chín đậu đen, cho vào nồi đun sôi cùng long nhãn, táo tàu với khoảng 300ml nước. Nấu chín, chắt còn 200ml nước chia 2-3 phần cho bé uống trong ngày.
Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc điều trị đổ mồ hôi ở trẻ nhỏ nếu phát hiện những bất thường về hiện tượng ra mồ hôi, kèm theo một số triệu chứng khác ở trẻ như bị sốt thường xuyên, tinh thần sa sút, đầu tóc lưa thưa, chậm mọc răng, thóp đầu chậm liền, chậm biết bò, chậm biết đi…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần