Đời sống

Mận ngon nhưng dù thèm đến mấy những người này cũng phải tuyệt đối tránh xa nếu không muốn rước họa vào thân

Mận là loại quả được nhiều người ưa thích, từ ăn tươi, làm mứt, ngâm siro, ngâm rượu... Mận cũng cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, nhưng với một số người cần tuyệt đối tránh ăn loại quả này vì cực độc.

10 tác dụng của củ sả với sức khỏe và làm đẹp / Giảo cổ lam: Tác dụng đối với sức khỏe và cách sử dụng

Mận hay còn gọi mận Bắc (danh pháp khoa học: Prunus salicina) là một loài cây rụng lá nhỏ bản địa tại miền bắc Việt Nam và Trung Quốc thuộc Chi Mận mơ. Nó cũng được trồng trong các vườn cây ăn quả ở miền Bắc Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Úc.

Mận thuộc top loại hoa quả được yêu thích trong mùa hè, tuy nhiên có một số đối tượng không nên ăn mận dù thèm đến mấy:

Phụ nữ có thai

Bà bầu có thân nhiệt nóng hơn bình thường không nên ăn nhiều mận vì có thể sinh phát ban, gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Người bị tiểu đường

Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn mận đã chín vì chất đường trong mận có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.

bao
Ảnh minh họa

Người mắc bệnh thận

Mận có nhiều chất oxalate, nếu ăn nhiều sẽ làm giảm sự hấp thụ canxi. Vì oxalate canxi chính là nguyên nhân gây ra sỏi thận và bàng quang. Vì vậy, người mắc bệnh liên quan đến thận nên hạn chế ăn, hoặc nếu ăn thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Người đang đói

Ăn mận khi đói có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Bởi chất oxalate trong mận có thể cản trở quá trình hấp thu canxi trong cơ thể và kết quả là dẫn đến kết tủa canxi trong thận, ảnh hưởng tới thận và bàng quang.

Người hay nổi mụn

 

Không ít người khi ăn quá nhiều mận đã nảy sinh những triệu chứng như nóng, nổi nhiều mụn. Không những thế, mận lại có tính nóng, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong, có thể gây phát ban, mụn nhọt, nhất là đối với những người cơ địa có tính nhiệt.

man-dam
Ảnh minh họa

Người khô miệng, chảy máu cam

Những người có triệu chứng bệnh nhiệt như miệng khô, đau họng, chảy máu cam tốt nhất là không ăn hoặc ăn ít để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng. Ngoài ra, mận có tính axit cao nên có thể ảnh hưởng đến men răng, đặc biệt là ở trẻ em.

Người mắc bệnh dạ dày

Mận chứa nhiều vitamin C. Vì có nhiều chất chua nên ăn vào lúc đói sẽ là nguyên nhân tàn phá dạ dày của bạn. Nếu thường xuyên sử dụng loại quả này thì sẽ không có lợi cho tiêu hoá nhất là với những người có bệnh về dạ dày.

 

Người đang dùng thuốc

Người đang phải điều trị bệnh bằng thuốc không nên ăn mận bởi những chất dinh dưỡng trong mận có thể tác dụng với một số loại thuốc và làm giảm tác dụng chữa bệnh.

meo-lam-dep-cuc-ky-huu-hieu-voi-hoa-man-qua-man-Hinh-7

Ảnh minh họa

Những lưu ý khi ăn mận

Trước khi ăn mận: Ngâm trong nước muối loãng từ 15-20 phút

 

Để hạn chế tính nóng của mận, nên ăn mận tươi, không chấm quá nhiều muối.

Chỉ nên ăn tối đa từ 5 đến 10 quả một ngày, không quá 50 quả trong 1 tuần vì hàm lượng đường cao trong quả sẽ làm tăng lượng đường trong máu - vốn là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu, nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm