Mangan có vai trò quan trọng với sức khoẻ
5 thói quen xấu lặp đi lặp lại khiến da ngày càng xuống cấp, đen sạm / Bật mí cách chăm sóc tóc từ hạt lanh để giảm gãy rụng và xơ rối
Mangan là gì?
Cá hồi là thực phẩm giàu Mangan. Nguồn ảnh: Internet
Mangan (Mn), hay còn gọi là Manganesia là khoáng chất quan trọng hỗ trợ phát triển xương và cơ, tăng hấp thụ thức ăn ở trẻ nhỏ. Mangan có nhiều trong việt quất, tảo biển, rau cải xoăn, cá hồi, gan động vật.
Vai trò của mangan với sức khỏe con người
Đối với trẻ em
Mangan giúp cấu trúc xương chắc khỏe, hỗ trợ sự hấp thụ canxi ở cơ thể trẻ và cải thiện mật độ xương cột sống.
Hơn nữa, Mangan còn giúp đẩy nhanh quá trình hấp thụ thức ăn. Do đó, nó còn giúp trẻ thèm ăn và ăn nhiều hơn.
Đối với người lớn
Mangan giúp đẩy lùi nguy cơ xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim.
Vì mangan cũng tồn tại trong các cơ thịt, nên nó giúp các cơ hoạt động bình thường, ngăn chặn đau nhức cơ thịt.
Mangan còn giúp đẩy lùi căng thẳng, mệt mỏi và duy trì sự ổn định về thần kinh.
Đối với phụ nữ mang thai
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu cần cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và vitamin để nuôi dưỡng thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Mangan là cầu nối rất cần thiết cho sự hấp thụ và sử dụng các loại vitamin từ thực phẩm vào cơ thể mẹ và truyền dưỡng chất để nuôi con.
Tác dụng khi tiêu thụ thực phẩm giàu Mangan
Cải thiện sức khỏe xương khớp
Loãng xương là vấn đề phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh và nam giới trên 50 tuổi. Việc tiêu thụ thực phẩm giàu mangan có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc cũng như làm giảm các biến chứng của bệnh này. Ngoài ra, mangan còn giúp tăng mật độ khoáng và cải thiện các vấn đề về sức khỏe xương khớp.
Tăng tốc độ chữa lành vết thương
Mangan có khả năng tái tạo và hình thành tế bào mới cho cơ thể. Không chỉ vậy, loại khoáng chất này còn có công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương. Trứng, cá hồi, yến mạch, hạt lanh và đinh hương là những thực phẩm giàu mangan.
Kiểm soát chứng động kinh
Chứng co giật không kiểm soát và động kinh có liên quan chặt chẽ với việc thiếu hụt mangan. Bởi vì, mangan đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng của hệ thần kinh trung ương.
Tốt cho thị lực
Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu mangan như việt quất, khoai tây, cải xoăn, cải bó xôi và hạt bí ngô là một trong trong những cách giúp cải thiện sức khỏe thị lực. Đồng thời, mangan còn có khả năng ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Mangan có công dụng cân bằng nội môi glucose và duy trì chức năng của thận. Cân bằng nội môi glucose sẽ giúp duy trì sự cân bằng của insulin và glucagon trong cơ thể. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
Bổ sung thực phẩm giàu mangan vào chế độ ăn uống trong giai đoạn thai kỳ có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Bên cạnh đó, mangan còn là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn