Mật ong - 'thần dược' đa năng
Nuôi tôm càng xanh toàn đực lợi nhuận cao gấp 5 lần trồng lúa / Thành phố nào đang đắt đỏ nhất châu Á?
Mật ong (Hình minh họa: thenaturalhealthmarket.co.uk)
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc, mật ong còn có tên gọi khác là bách hoa tinh, bách hoa cao hay phong mật, là chất lỏng đặc sánh, hơi trong, dính nhớt, mùi thơm, vị rất ngọt, có màu trắng đến màu vàng nhạt (gọi là mật trắng) hoặc có màu hơi vàng cam đến màu hổ phách (gọi là mật vàng).
Mật ong chứa 80% là đường, ngoài ra còn có protid, Ca, P, Fe, Mg, các vitamin B1, B2, PP, B6 và nhiều hoạt chất khác. 100g mật ong cung cấp 335 calo. (Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – NXB Khoa học và Kỹ thuật)
Trong y học cổ truyền, mật ong có công năng bổ trung, nhuận táo, chỉ thống, giải độc, làm giảm độ acid của dịch vị, là bài thuốc hữu dụng với rất nhiều loại bệnh như là thuốc bổ, điều trị loét dạ dày, dùng cho người suy nhược, phế ráo, ho khan, ruột ráo hay táo bón.
Từ thời thượng cổ, mật ong đã được công nhận là món ăn ngon, dễ tiêu hóa, có nhiều chất bổ và là một vị thuốc quý. Đường trong mật ong làm mạnh các tế bào và bắp thịt, các vitamin có vai trò tăng cường sức chống đỡ của cơ thể trong khi chất albumin và panthotenic góp phần vào việc cấu tạo và hình thành các tế bào mới, các muối khoáng, đạm thực vật lại rất cần thiết cho con người.
Hàng ngày, cho trẻ nhỏ uống từ 1 đến 2 thìa cà phê mật ong, trẻ sẽ chóng lớn, ít mắc bệnh. Những người muốn bồi bổ cơ thể, những người mới ốm dậy cần phục hồi sức khỏe mau chóng thường dùng mật ong đánh nhuyễn với trứng gà hoặc mật ong ngâm rau thai để ăn. Người bị lao dùng mỗi ngàv từ 100 đến 150g mật ong có thể giúp hồng cầu tăng nhanh, sức khoẻ chóng hồi phục. Mật ong phối hợp với cao kim anh với tỷ lệ 90% mật ong và 10% cao là thuốc bổ thận, chữa bệnh suy nhược thần kinh, di mộng tinh. Mật ong kết hợp cùng cao xương và mật ong cùng cao ban long lại dược dùng cho cơ thể bị suy nhược của người già yếu, phụ nữ đang nuôi con, trẻ em chậm lớn.
Đối với người cao tuổi, mật ong được coi như vị thuốc có khả năng kéo dài tuổi thọ. Những người sống trên 100 tuổi ỏ Liên Xô trước đây đa số là người chăn nuôi gia súc ở vùng núi cao và người làm nghề nuôi ong vì họ thường xuyên uống mật ong. Ở Trung Quốc, có bài thuốc bổ ngũ tạng, ích khí huyết, làm dẹp da, mượt tóc gồm mật ong (15g), váng sữa (20g), gạo nếp (100g). Tất cả nấu thành cháo ăn trong ngàv.
Mật ong còn là thuốc kháng khuẩn hữu hiệu. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh mật ong hay dung dịch chứa từ 30% mật ong trở lên là môi trường mà số đông các vi khuẩn và nấm không thể phát triển được. Điều đó giải thích rằng trẻ em đang bú mà bị tưa lưỡi (do một loại nấm), bôi mật ong vài lần là khỏi. Hoặc những vết loét ở miệng, lưỡi, lợi cũng bị đẩy lùi bởi dung dịch Miel - rosat gồm mật ong và bột hoa hồng đỏ. Những vết thương, vết mổ được băng bó bằng mật ong sẽ chóng khô, sạch và không có mùi hôi, vì mật ong đã hút nước và vi khuẩn chống được sự lây lan.
Giáo sư ngưòi Pháp Bernard Descottes, Trưởng khoa phẫu thuật của Bệnh viện Limoges (Pháp) đã chữa cho hơn 300 bệnh nhân bằng mật ong, kết quả là 95% vết thương đã khỏi nhanh chóng sau từ 8 đến 10 ngày so với cách điều trị thông thường. Ở một số bệnh viện tại Liên Xô trước đây, mật ong được bào chế dưới dạng thuốc mỡ để điều trị các vết thương do súng đạn. Một nhóm bác sĩ phẫu thuật Ấn Độ đã dùng mật ong để bảo quản da sống ghép còn thừa ở nhiệt độ bình thường.
Ngoài ra, mật ong cũng thường xuyên được sử dụng trong chữa trị táo bón hay bệnh viêm loét dạ dày. Dùng mật ong đều đặn hàng ngày có tác dụng điều hoà hoạt động của ruột non và chữa được táo bón. Người ta thấy rằng mật ong làm giảm và đưa độ acid của dịch vị trở lại bình thường, nên làm dịu các cơn đau. Nó còn có tác dụng kháng khuẩn mạnh và với độ sánh đặc cao giúp bao che vết loét, làm chúng chóng lành. Nhiều thí nghiệm thực tế cũng đã chứng minh mật ong chữa viêm loét dạ dày - tá tràng tốt hơn so với các phương pháp khác, tỷ lệ khỏi bệnh tăng gấp rưỡi, nhất là bị viêm loét ở thời kỳ còn nhẹ, người bệnh chóng lên cân, độ chua của dịch vị mau trở lại mức bình thường.
Trong cao dạ cẩm (thuốc chữa viêm loét dạ đày - tá tràng), mật ong chiếm tỷ lệ 10%, góp phần quan trọng vào việc giảm đau và làm se vết loét. Mật ong phối hợp với nghệ vàng hoặc trứng gà càng làm tăng hiệu lực tác dụng và kết quả điều trị, vì nghệ cũng là một vị thuốc mạnh dạ dày, giúp tiêu hoá trong khi trứng gà có tác dụng bồi dưỡng, tăng cưòng thể lực và chống loét. Cần chú ý là phải dùng mật ong kiên trì và liên tục, vì viêm loét dạ dày và tá tràng là một bệnh mạn tính. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ hai đến ba tháng hoặc hơn nữa. Mỗi ngày dùng từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 thìa trước bữa ăn. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiêng các chất cay, nóng.
Một số trường hợp được khuyến cáo không nên sử dụng mật ong là những người bị tiểu đường và những trường hợp bị phát ban. Ngoài ra, những người tỳ vị hư hàn (tiêu chảy) hay đầy bụng cũng không nên dùng mật ong.
Chanh tươi - vị thuốc thường kết hợp cùng mật ong trong trị ho, trị cảm cúm (Hình minh họa: wikipedia.org)
Một số bài thuốc có mật ong trong y học dân gian:
- Làm sỏi thận nhỏ dần và bài tiết ra ngoài: Mật ong (10 g) hoà vào dịch một quả chanh và ít nước sôi để nguội, ngày uống hai lần (kinh nghiệm của ông Tôn Thất Đảng, Hội nuôi ong Đà Nẵng).
- Bài thuốc giúp thanh nhiệt, giảm ho, tiêu đờm, nhuận phổi: Tép bưởi (500g) cho vào một ít rượu, ngâm một đêm. Sau đó, đun nhỏ lửa cho bay hết rượu, rồi trộn với mật ong (250g), ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 10 đến 20g.
- Chữa da mặt khô và chống nếp nhăn: Mật ong trộn đều với nước ép cùi vải tươi (lượng mỗi thứ bằng nhau), đun sôi, dể nguội, đựng trong lọ kín trong vòng từ 30 đến 40 ngày cho dung dịch đóng kết lại. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 thìa con vào lúc đói.
- Bài thuốc tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nhiễm trùng: Hàng ngày ăn 5 thìa mật ong, có thể ăn với bánh mì hoặc uống với trà, sữa tươi.
- Bài thuốc bồi bổ cơ thể: Mật ong đánh kem với lòng đỏ trứng gà, ăn mỗi ngày một quả sẽ làm da dẻ hồng hào, cơ thể khoẻ mạnh.
- Giúp hồi phục sức lực sau khi ốm dậy: Mật ong trộn với bột tam thất, ăn mỗi bữa một chén con.
- Trị cảm cúm: Uống một cốc nước chanh nóng có pha thêm 2 thìa mật ong.
- Trị ho: Một quả chanh tươi, khía kiểu múi khế ở ở lớp vỏ ngoài, sau đó cho một vài thìa cà phê mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh trong một cái chén. Để khoảng từ 1 đến 2 giờ, sau đó cắt ra ngậm sẽ đỡ ho ngay.
- Dùng ngoài khi da bị trầy xước: Làm sạch vết thương rồi bôi mật ong lên, vết xước sẽ mau lành và không bị nhiễm trùng hay sưng tấy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Con dâu bị mẹ chồng móc mỉa "đồ rẻ tiền", bất ngờ tung sự thật động trời khiến bà sững sờ
Sáng sớm, một câu nói cay nghiệt từ mẹ chồng khiến cả nhà chấn động: "Cầm lấy mà đi gửi xe!"
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày