Màu sắc trong các món ăn truyền thống Việt Nam đến từ đâu?
Top 10 món ngon phải thử khi du lịch Đắk Lắk / Em dâu ăn nhầm món của mẹ chồng, vừa nhấp môi đã nôn oẹ khiến cả nhà cãi nhau tan tác
Bánh da heo là món tráng miệng quen thuộc của người Nam Bộ. Màu xanh của món bánh này được tạo từ lá dứa. Loại lá này có mùi thơm tương tự như vani nên thường được dùng để tạo mùi, màu cho bánh. Ảnh: Rikamaithao.
Quả dành dành được dùng để nhuộm màu vàng cho những loại bánh truyền thống như bánh xu xê, bánh thạch. Ngoài ra, trong dân gian, loại quả này còn có công dụng trong điều trị một số loại bệnh. Ảnh: Food+Travel.
Mứt dừa non dẻo, mềm, có lớp đường kết tinh ngọt ngào là món ăn Nam Bộ hấp dẫn nhiều người. Để tạo đủ màu sắc bắt mắt cho món mứt vốn chỉ có màu trắng tinh hoặc trắng ngà, người ta có thể dùng thêm các nguyên liệu tự nhiên như lá dứa, cà phê hay lá cẩm... Ảnh: Mutduanonbentrekimthoa.
Bánh mì đen như than có nguồn gốc từ vùng đất mỏ Quảng Ninh. Chính màu đen của tinh than tre và mật mực đã nhuộm màu sắc cho toàn bộ chiếc "bánh mì bóng đêm". Ảnh: Trần Khắc Tuấn.
Gấc là loại quả phổ biến, thường được dùng để tạo màu đỏ trong một số món ăn như xôi, bánh chưng, bánh gai... Với màu đỏ tươi, các món ăn trở nên bắt mắt hơn. Ảnh: Food+.
Màu vàng trong các món ăn truyền thống của người Việt thường được tạo từ củ nghệ. Người nội trợ cần giã nhuyễn, ép thành nước để lấy màu nhuộm. Nghệ thơm và có vị cay nhẹ, thích hợp để khử mùi tanh cho các món cá. Ảnh: Christinetran.
Ở TP.HCM, hoa đậu biếc ngày càng được kết hợp trong nhiều phiên bản ẩm thực như xôi, dimsum, trà sữa hoa đậu biếc kem cheese. Đặc biệt, cơm tấm hoa đậu biếc cũng gây tò mò với thực khách ngay khi vừa ra mắt bởi sắc xanh lạ. Bạn thưởng thức cơm kèm thịt ba rọi, đùi gà, trứng ốp la, sườn... Ảnh: Foxdaholic.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết