Mẹ bầu nên ăn cá chép vào thời điểm nào thì tốt?
Theo đông y, cá chép còn có tên gọi là lý ngư. Từ thịt cá đến vay cá đều là bài thuốc quý cho y học cổ truyền. Cá chép có thịt dày và béo, ít xương găm, thớ thịt trắng mịn, có mùi thơm nhè nhẹ.
Cá chép không những là món ăn ngon cho mỗi gia đình mà còn còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp điều trị bị tốt, giúp an thai tự nhiên cho bà bầu. Cá chép còn có những tác dụng bổ ích khác cho thai phụ như lợi tiểu, tiêu phù, chữa ho, thông sữa, có thể dùng chữa trị nhiều bệnh về gan và thận, và nhất là các bệnh về phụ nữ.
Cá chép rất tốt cho bà bầu.
Còn theo nghiên cứu khoa học, cá chép là nguồn dinh dưỡng dồi dào, chứa các chất: protein, lipid, photpho, isoleucine, lysine, vitamin A, B1, B3, B5, B6, B9, B12, E, K, H, PP, tryptophan, threonine, valine, histidine, leucine, selen, sắt, kẽm, magiê, kali và đồng. Loại cá này còn có hàm lượng protein cao trong khi chất béo bão hoà thấp.
Vì vậy, ăn cá chép khi mang thai có nhiều lợi ích sức khỏe đối với người mẹ như chống viêm, tăng cường chức năng của tim, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình lão hóa.
Bên cạnh đó, ăn cá chép còn có tác dụng hỗ trợ xây dựng hệ thống thần kinh và não bộ cho thai nhi cũng như hạn chế dị tật bẩm sinh bằng cách cung cấp omega-3, lutein, kẽm và selen.
Mẹ bầu ăn cá chép thời điểm nào là tốt?Nếu mẹ bầu muốn ăn cá chép tốt cho sức khỏe thì nên ăn vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là tốt nhất, tức trong 3 tháng mang thai đầu tiên.
Nguyên nhân vì đây là thời điểm mà mọi tế bào thai nhi đang trong giai đoạn hình thành, bởi vậy sẽ dễ dàng hấp thụ chất bổ tốt hơn rất nhiều. Ngoài ra, trong những tháng đầu tiên khi mang thai, các mẹ hãy dùng ngay những món ăn được chế biến từ cá chép.
Món ngon bổ dưỡng từ cá chép, mẹ bầu nên tham khảo
Cá chép sốt cà chua
Đây là món ngon dễ ăn lại bổ dưỡng cho bà bầu
Nguyên liệu: 1 con cá chép, 4 trái cà chua, hành lá, tỏi băm, gừng bằm, cùng một số gia vị
Chế biến:
Cá chép bỏ ruột, đánh vảy và rửa sạch. Dùng dao khía những đường dọc thân cá, rồi cho ra tô, ướp với ít muối, hạt nêm, nước mắm trong khoảng 20 phút.
Làm nóng dầu ăn, cho cá vào chiên vàng. Để ra giấy thấm bớt dầu. Cho ra đĩa.
Cho 1 ít dầu vào nồi. Cho gừng, tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Cho thêm dấm, đường, cà chua, muối và 40ml nước, khuấy đều, nếm vừa. Nêm nếm thành sốt chua ngọt vừa miệng. Rắc hành lá thái nhỏ. Sau cùng, là rưới nước sốt lên mình cá.
Cá chép hầm gạo nếp
Món ăn này có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa.
Nguyên liệu: Cá chép một con 250g, gừng một lát, gạo nếp 200g.
Chế biến:
Nấu cháo gạo nếp cho nhừ để sẵn.
Cá chép luộc chín sau đó tẩm rượu rồi cho táo gừng vào cháo và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Cá chép nấu canh đậu đỏ
Đây là món giúp an thai bổ máu, lợi tiểu tiêu thũng.
Nguyên liệu: Cá chép 500g
Chế biến: Cá chép để vảy nguyên con, nấu cùng 150g đậu đỏ cho nhừ để ăn cái và nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
“Trong nhà có ba linh vật, gia đình thịnh vượng”, gia đình bạn có bao nhiêu linh vật trong ba vật này?
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
8 tuyệt chiêu làm sạch đồ dùng thủy tinh, pha lê, hiệu quả ngay từ lần đầu