Mẹ bầu uống sữa đậu nành có tốt không?
Loại "gia vị" đắt đỏ nhưng tận dụng có thể chống bệnh tiểu đường, tăng cường trí nhớ và tốt cho da / Loại rau giàu canxi gấp 36 lần canh xương: Ăn chín hay sống đều tốt mà nhiều người không biết
Đậu nành (Glycine max) là một cây họ đậu có nguồn gốc từ Đông Á. Đây là một loại nguyên liệu quan trọng trong chế độ ăn của người dân châu Á và được sử dụng từ rất lâu. Ngày nay, loại đậu này chủ yếu được trồng ở châu Á, Nam và Bắc Mỹ.
Sữa đậu nành không ảnh hưởng tới thai nhi. Nguồn ảnh: Internet
Người châu Á thường dùng cả đậu nành tươi và khô hoặc ươm thành mầm đậu nành để chế biến thực phẩm, trong khi đó các sản phẩm đậu nành đã qua chế biến phổ biến hơn ở nhiều nước phương Tây. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều sản phẩm khác nhau bao gồm bột đậu nành, protein đậu nành, đậu phụ, sữa đậu nành, nước tương và dầu đậu nành.
Loại đậu này chứa các chất chống oxy hóa và các dưỡng chất từ thực vật có lợi cho sức khỏe.
Điều gì xảy ra khi mẹ bầu sử dụng sữa đậu nành liên tục?
Sữa đậu nành có hàm lượng glucozo cao, vì vậy nếu mẹ bầu sử dụng sữa đậu nành có nhiều đường liên tục thì có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tăng cân.
Một nghiên cứu năm 2014 của trường Đại học Y tế cộng đồng Havard (Mỹ) cho biết, nếu bạn uống quá nhiều sữa đậu nành (khoảng 3 ly/ngày) thì cơ thể sẽ bị giảm lượng hormone tự nhiên.
Tuy nhiên, khoa học cũng chưa chứng minh việc lạm dụng sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi.
Theo nghiên cứu của Daniel Doerge công bố năm 2001, không có dấu hiệu nào cho thấy estrogen trong đậu nành có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Trên trang tin dinh dưỡng Academy of Nutrition and Dietetics, chuyên gia dinh dưỡng Thomas Badger đã nhận định, sữa và các sản phẩm từ đậu nành không ảnh hưởng xấu tới thai nhi trong bụng mẹ.
Những mẹ bầu không nên uống sữa
Viêm dạ dày
Bà bầu bị viêm dạ dày cấp hoặc mãn tính không nên uống sữa đậu nành vì sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, những mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém, thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu cũng không nên uống sữa đậu nành.
Viêm thận, sỏi thận
Bà bầu mắc bệnh thận không nên uống sữa đậu nành. Đậu nành chứa hàm lượng protein cao làm tăng gánh nặng cho thận, có thể làm thận phải hoạt động trong tình trạng quá tải. Ngoài ra, chất oxalat trong sữa đậu nành có thể kết hợp với canxi tạo thành sỏi thận gây hại cho sức khỏe thai kỳ.
Hen suyễn, viêm mũi dị ứng
Hàm lượng protein trong đậu nành là nguyên nhân phổ biến khiến bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng trở nên nghiêm trọng làm bà bầu mệt mỏi, khó thở. Vì vậy, nếu bị hen suyễn hoặc viêm mũi, tốt nhất bạn nên tránh xa loại thức uống này nhé.
Có tiền sử bệnh ung thư
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, thành phần phytoestrogen trong đậu nành có thể kích thích estrogen tạo nên sự tương tác, làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Những mẹ bầu có tiền sử ung thư vú, buồng trứng, tử cung không nên uống sữa đậu nành.
Bà bầu uống sữa đậu nành được không? Bà bầu uống sữa đậu nành vốn là điều tốt, không hề ảnh hưởng đến sức khỏe hay giới tính thai nhi như nhiều tin đồn. Vì thế, bà bầu có thể an tâm uống sữa đậu nành để bồi bổ và giải nhiệt cơ thể nhé.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bắt đầu lập đông, từ ngày 7/11, các con giáp sẽ gặp nhiều may mắn, vận may thăng hoa, Niết bàn sẽ tái sinh!
4 con giáp được thần tài chiếu cố, tài lộc rực rỡ trong mùa đông
Tử vi 12 con giáp ngày 7/11/2024: Tuổi Tỵ bứt phá, tuổi Sửu tài lộc thăng hoa
Loài cá nước ngọt của Việt Nam từng bị chê ít người ăn được, nay bán tới 500.000 đồng/kg
Bàng hoàng phát hiện bí mật trong tủ chén, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu thay đổi đầy bất ngờ!
Cuộc sống “trong mơ” hay địa ngục lặng lẽ? Mỗi tháng nhận 50 triệu từ chồng để ở nhà ăn chơi, tôi chỉ biết khóc trong nghẹn ngào