Đời sống

Mẹ chồng "hai mặt": Khi con dâu sinh chẳng đoái hoài, đến lượt con gái lại đòi hỏi vô lý, câu nói của nàng dâu khiến bà "cứng họng"

DNVN - Cuộc sống hôn nhân không chỉ là câu chuyện giữa hai vợ chồng mà còn đan xen vô số mối quan hệ chằng chịt, đặc biệt là với gia đình chồng. Với Thu, câu chuyện làm dâu của cô không khác nào một bộ phim nhiều tập đầy uất ức và đau lòng, nhưng chính cô đã tìm cách "đạo diễn" để không bị chèn ép mãi.

Mẹo kỳ diệu: Chỉ với một giọt, lớp cặn cứng đầu trong ấm có thể dễ dàng bong ra, khiến ấm đun nước trông như mới ngay lập tức! / Bí mật thú vị trong cuộc sống ít người biết: Cách nhận biết gà đẻ trứng màu gì chỉ bằng một bộ phận trên cơ thể

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sự thờ ơ đến lạnh lùng của mẹ chồng và em chồng

Thu là một người phụ nữ học thức, hiểu chuyện, và luôn sống với quan điểm "có đi có lại". Thế nhưng, trong suốt thời gian cô làm dâu, sự công bằng mà Thu mong mỏi dường như chưa từng tồn tại trong nhà chồng.

Ngày cô mang thai, một mình gánh mọi vất vả vì chồng đang công tác nước ngoài, mẹ chồng và em chồng không một lời hỏi han hay sự giúp đỡ. Khi cô đau đớn chuyển dạ, họ lại ung dung đi dự đám cưới họ hàng, bỏ mặc Thu vật lộn với những cơn đau như xé toạc cơ thể. May mắn thay, một người hàng xóm tốt bụng đã phát hiện và gọi cấp cứu kịp thời.

Hành trình làm mẹ của Thu còn tồi tệ hơn khi phải vừa hồi phục sau ca mổ vừa tự tay chăm con. Mẹ chồng và em chồng chỉ ghé qua như "làm nghĩa vụ", rồi viện cớ bận rộn mà rũ bỏ trách nhiệm. Cuối cùng, Thu phải gọi mẹ đẻ từ quê lên giúp đỡ, và chính mẹ đẻ cũng là người dang tay đón cô về ngoại ở cữ.

 

Đến lượt con gái bà đẻ, mẹ chồng lại "quay xe"

Thời gian trôi qua, Thu dần ổn định cuộc sống, còn em chồng cô cũng lập gia đình và vừa sinh con đầu lòng. Lần này, bà mẹ chồng bất ngờ thể hiện sự sốt sắng đến lạ lùng.

Chiều hôm ấy, khi đến nhà Thu chơi, bà bóng gió nói về hoàn cảnh con gái mình: “Tội nghiệp cái Hương, sinh con mà không ai chăm sóc. Chồng nó đi công trình, mẹ chồng mất sớm, bố chồng thì chẳng biết gì. Hay là con nghỉ phép vài tuần sang chăm em đi, chị chồng em dâu chăm nhau cũng hợp lý mà”.

Nhưng Thu đã quá hiểu tính toán của bà. Thay vì nhẫn nhịn như trước, cô thẳng thừng đáp: “Con xin lỗi, nhưng con không có trách nhiệm chăm em. Con gái mẹ thì mẹ phải lo chứ. Sao mẹ không nghỉ làm mà chăm em ấy, lại bảo con nghỉ việc? Ngày xưa con sinh, mẹ đâu có dành chút quan tâm nào, mà giờ lại đòi hỏi ở con thế này?”.

Câu trả lời khiến mẹ chồng lặng người

 

Lời lẽ sắc bén của Thu như lưỡi dao lột trần sự thiên vị của mẹ chồng. "Ngày xưa con một mình vượt qua tất cả, mẹ không một lời hỏi han, chẳng một sự hỗ trợ. Lúc ấy con tủi thân đến mức nghĩ quẩn. Giờ mẹ lại đòi con chăm con gái mẹ, mẹ có thấy bất công không?”

Mẹ chồng nghe xong, mặt cứng đơ. Bà lặng lẽ thu dọn đồ rồi ra về mà không nói thêm lời nào. Thu cũng không buồn giữ. Trong lòng cô ngổn ngang cảm xúc nhưng không hề hối hận vì đã nói ra những điều mà đáng lẽ mẹ chồng phải nghe từ lâu.

Cái giá của sự thiên vị

Thu không muốn so đo hay trách móc, nhưng sự vô tâm và thiên vị của mẹ chồng đã tự để lại những khoảng cách không thể lấp đầy. Nếu ngày xưa bà dành cho cô dù chỉ một chút sự quan tâm, có lẽ ngày hôm nay cô đã không từ chối giúp đỡ.

Trong mối quan hệ gia đình, yêu thương cần được vun đắp từ hai phía. Khi chỉ một người cố gắng, còn bên kia lạnh nhạt, kết quả cuối cùng chỉ là khoảng cách và sự xa lạ. Và cái giá của sự thiên vị, chính là mất đi sự đồng cảm, sẻ chia từ những người lẽ ra nên gắn bó nhất.

 

1
Trâm Anh (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm