Đời sống

Mẹ thường xuyên dùng tăm bông ngoáy tai cho con và hậu quả

Nhiều người vẫn thường cho rằng một trong những bước vệ sinh cá nhân nên thực hiện thường xuyên là ngoáy tai. Tuy nhiên ngoáy tai quá nhiều không hề khiến tai trở nên sạch sẽ hơn mà lại tiềm ẩn nguy cơ điếc tai, nhiễm trùng tai rất cao.

Tặng đồng nghiệp một thỏi son xịn, tôi đứng hình khi vô tình thấy hành động của chị ấy trong nhà vệ sinh / 10 phút chờ đợi, 1 phút vệ sinh thớt không chỉ sạch bóng mà còn loại bỏ được nấm mốc nhờ mẹo này


PGS Nguyễn Thị Hoài An – BV Đa khoa An Việt cho biết bà vừa tiếp nhận 1 cháu bé 5 tuổi ở Hà Nội được ba mẹ đưa đến khám vì đau tai, tai chảy dịch ở trong ra. Khi nội soi tai, bác sĩ phát hiện dị vật trong tai: một cục bông trong tai ngấm dịch mùi hôi thối.

Theo mẹ của bé, mỗi lần tắm xong, chị lại lấy bông tăm ngoáy tai cho con. Mua bông tăm tốt chị thấy cứng nên hay mua bông tăm mềm mềm ở chợ để thấm nước trong tai cho con. Kết quả bông tai dính lại trong thành tai và lâu dần dần kết tủa cùng ráy tay, gây viêm nhiễm.

BS An cho biết thói quen dùng bông tai cực kỳ xấu. Bản chất, tai có thể tự làm sạch. Lỗ tai chúng ta thường tự làm sạch bằng cách đẩy ráy tai kèm bụi bẩn ra ngoài. Chúng ta chỉ cần định kì làm sạch bên ngoài, ngoài ra không cần phải làm gì thêm.

Hơn nữa, khi sử dụng tăm bông có thể khiến ráy tai thụt sâu hơn, khiến bụi bẩn và vi khuẩn cùng với ráy tai mắc kẹt bên trong. Chúng tích tụ và tạo thành một lớp sáp bên ngoài màng nhĩ. Lâu ngày, lớp sáp này sẽ ảnh hưởng tới chức năng thính giác.

Ngoáy tai tăng nguy cơ nhiễm trùng tai, có thể vô tình khiến tai tổn thương. Điều kiện môi trường nhiều vi khuẩn khiến ống tai nhiễm trùng và có thể dẫn đến viêm tai giữa, gây điếc.

PGS Nguyễn Thị Hoài An khám cho bệnh nhi

PGS Nguyễn Thị Hoài An khám cho bệnh nhi.

Về cách xử lý ráy tai đúng cách, BS An cho biết tốt nhất là khám ngay nếu có tình trạng ù tai, đau hoặc bạn không nghe rõ. Điều quan trọng là không nên tự chẩn đoán vấn đề do ráy tai nếu như bạn không khám trước. Nếu có tình trạng ráy tai sản xuất ra nhiều thì không nên lạm dụng chất làm mềm ráy tai hoặc dầu cho trẻ em tại nhà. Không nên sử dụng bông ngoáy tai ngoáy sâu trong tai. Không sử dụng oxy già.

Nếu vấn đề không phải là tình trạng tích lũy nhiều ráy tai mà là một lỗ thủng trên màng nhĩ hoặc chất dịch phía trong tai thì có khả năng bạn sẽ làm trầm trọng thêm tổn thương. Nói không đối với các loại dụng cụ được quảng cáo là có tác dụng làm sạch tai vì chúng cũng thường không có tác dụng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm