Đời sống

Mẹ Việt dừng ngay việc dùng phấn rôm trị hăm cho trẻ vì những lý do đáng sợ

Dùng phấn rôm để phòng và trị hăm cho trẻ là thói quen của hầu hết các bà mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của chuyên gia, việc dùng phấn rôm trị hăm cho trẻ sẽ gây hậu quả không tốt.

Khinh thông gia nghèo nhưng chiều lòng con trai nên mới cho cưới, ngờ đâu đến ngày đón dâu mẹ chồng "hóa đá" với số của hồi môn / Thấy chồng lén rút 300 triệu mà không báo, vợ liền nghi ngờ chồng nuôi bồ rồi khóc lóc làm ầm nhưng khi sự thật phanh phui cô lại đỏ mặt xấu hổ

Phấn rôm lâu nay vẫn được coi là "bảo bối" của hầu hết các bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Thói quen bôi phấn rôm cho bé sau khi tắm để phòng ngừa hăm tã và rôm sẩy là không thể thiếu, mặt khác, sử dụng phấn rôm để trị hăm cho bé cũng được các bà mẹ này không quên áp dụng. Tuy nhiên, thực tế dùng phấn rôm để rắc vào chỗ hăm như bạn là rất sai lầm, vì điều này có thể làm vùng da bị tổn thương càng nặng thêm.

Phấn rôm lâu nay vẫn được coi là "bảo bối" của hầu hết các bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Ảnh minh họa

Liên quan đến sai lầm khi dùng phấn rôm trị hăm cho trẻ, trên tờ báo Zing cũng cảnh báo, phấn rôm có thể bám vào các nếp gấp trên da và giữ ẩm khiến vùng da bị hăm lâu khỏi hơn. Ngoài ra, nếu phụ huynh bất cẩn có thể khiến cho bé hít phấn rôm vào phổi ảnh hưởng hệ hô hấp.

Về tác hại của phấn rôm, bác sĩ Lê Đức Thọ - Trưởng khoa Da Liễu - Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ Sài Gòn cũng cảnh báo trên VnExpress, trẻ sơ sinh hít phải bột phấn rơm có thể bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và bị phù phổi. Biểu hiện lâm sàng thường nặng dần theo thời gian, nặng thì viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản.

Theo Bác sĩ Thọ, việc tiếp xúc lâu ngày với phân rôm, các khối u ở một số động vật thí nghiệm cũng phát triển thêm. Người ta đã được chứng minh bột talc có thể gây ra các khối u ác tính trong buồng trứng và phổi ở người. 30 năm qua, các nhà khoa học đã xem xét kỹ lưỡng hạt talc và nhận thấy chúng có mức độ nguy hiểm tương đương với amiăng.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa việc sử dụng thường xuyên bột talc ở vùng sinh dục phụ nữ và ung thư buồng trứng. Người ta đã tìm thấy những hạt talc trong các khối u buồng trứng ở phụ nữ khỏe mạnh đã sử dụng phấn rôm ở vùng sinh dục thường xuyên.

Người hít phải phấn rôm bôi da lâu ngày còn có thể gây “bệnh bụi phổi” do thành phần bột talc, silica và amian tích tụ lâu ngày trong phổi, gây xơ hóa mô kẽ và tạo các u hạt. Biện pháp loại thải độc chất thông thường không có tác dụng đối với ngộ độc do hít phải phấn rôm. Bệnh chỉ có thể chữa trị triệu chứng và không có thuốc giải độc đặc hiệu. Những trường hợp ngộ độc hô hấp do phấn rôm cần được theo dõi lâu dài di chứng tắc nghẽn về sau.

Việc dùng phấn rôm trị hăm cho trẻ sẽ gây nhiều hậu quả không tốt. Ảnh minh họa

Trao đổi trên báo Sức khỏe & Đời sống, PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng - Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng phân tích, hăm là một chứng bệnh ngoài da. Thông thường lớp da tại vùng tiếp xúc sẽ hơi đỏ, nặng hơn có thể nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm.

 

Trong những trường hợp như vậy, chứng hăm chỉ xuất hiện ở những ngấn da. Một điều khá may mắn là hăm ở trẻ tuy phổ biến nhưng lại rất dễ chữa trị và phòng ngừa.

PGS.TS Sáng cảnh báo, bôi phấn rôm sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm, sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng. Các bà mẹ cần lưu ý dấu hiệu ở trẻ và vấn đề tốt nhất trong phòng ngừa chính là vệ sinh cho bé thật sạch, thật đúng cách.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm