Mẹo chữa sỏi thận 'siêu' tiết kiệm từ cỏ rễ tranh
8 tác dụng tuyệt vời với sức khỏe của trái ổi / Những công dụng không tưởng của nhãn với sức khỏe
Theo kinh nghiệm dân gian, cỏ tranh hay còn gọi là mao căn, bạch mao căn, có thể làm thuốc chữa sỏi thận, viêm đường tiết niệu. Tên khoa học Imperata cylindrica Beauv, rễ cỏ tranh hay bạch mao căn là thân rễ phơi hay sấy khô của cây tranh hay cỏ tranh.
Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. Thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15-30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mặt trên, nhẵn ở mặt dưới, mép lá sắc. Cụm hoa hình chùy nhưng hinh bắp dài 5-20cm màu trắng bạc, bông nhỏ phủ đầy lông nhỏ mềm, rất dài.Trong thân rễ của cỏ tranh có glucoza, fuctoza và axit hữu cơ.
Theo tài liệu cổ, bạch mao căn có vị ngọt tính hàn, hoa có vị ngọt, tính ôn. Vào 3 kinh tâm, tỳ và vị. Có tác dụng trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, dùng chữa nội nhiệt phiền khái, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, thổ huyết, máu cam.
Sau đây là một số cách dùng cỏ rễ tranh làm thuốc:
Trị xuất huyết đường tiêu hóa: Bạch mao căn 20g, thục địa 12g, a giao 6g, trắc bách diệp 16g, củ gừng nướng cháy 21g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần. Để nước thuốc nguội rồi mới uống.
Trị tiểu buốt, tiểu rắt do thấp nhiệt: Bạch mao căn 20g, lá tre 16g, hương nhu 16g, đinh lăng 20g, lá dâu 16g, rau dấp cá 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Trị sỏi thận: Bạch mao căn 20g, kim tiền thảo 20g, mã đề thảo 20g, mộc thông 10g, đinh lăng 20g, trinh nữ 20g, cối xay 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Dùng thuốc 4 – 5 ngày liền.
Trị viêm đường tiết niệu: Bạch mao căn 20g, rau dấp cá 20g, đinh lăng 20g, hương nhu 16g, kim tiền thảo 20g, tang diệp 16g, kim ngân 20g, rau má 20g. Các vị rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ nước đun sôi kỹ làm nước uống trong ngày.
Trị vàng da, nước tiểu vàng do can khí uất kết: Bạch mao căn 16g, đan bì 8g, chi tử 10g, nhân trần 12g, xa tiền 12g, chỉ xác 8g, nam hoàng bá 14g, củ đợi 12g, đinh lăng 20g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Trị ho ra máu, khạc ra máu do phế nhiệt: Bạch mao căn 16g, sinh địa 12g, cỏ mực 20g, ngân hoa 12g, rau má 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần..
Trị ho lâu ngày do phế hư: Bạch mao căn 20g, tang bạch bì 16g, cát cánh 12g, rễ xương sông 16g, rau má 20g, cam thảo 10g, củ gừng 20g, trần bì 10g, bán hạ chế 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Dùng thuốc 3 – 4 ngày liền.
Trị chứng khô miệng, khô họng do tân dịch bị hao tổn: Bạch mao căn 16g, cát căn 20g, đinh lăng 16g, mạch môn 12g, cam thảo 10g, hoài sơn 16g, khởi tử 12g, sơn thù 10g, đan bì 8g, trạch tả 10g, sa sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Trị sốt xuất huyết: Bạch mao căn 20g, cỏ mực 20g, kinh giới 16g, tang diệp 16g, đậu đen (sao thơm) 24g, chè xanh 20g, rau má 20g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2