Mẹo đánh bay mảng bám trên răng ai cũng nên biết
Chải răng không đúng cách, các mảng bám trên răng không được loại bỏ sạch sẽ có thể khiến cho răng bị thương, như ê buốt, lung lay.
9 mẹo vặt trong nhà bếp, giúp bà nội trợ rút ngắn thời gian chế biến / Mẹo phong thủy để sớm tìm được công việc mới
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Ngày nào chồng cũng chì chiết vợ là không biết đẻ vì sinh toàn vịt giời, vợ hét lên: ‘Anh giỏi thì đi mà đẻ'
Người phụ nữ lấy chồng kém 37 tuổi tuyên bố: ‘Anh ấy hạnh phúc và sẽ không bao giờ phản bội tôi’
Kịch tính lễ đính hôn: Vì chiếc váy cưới trong mơ, bố mẹ chồng tương lai bỏ về giữa chừng
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết
Cột tin quảng cáo
Bác sỹ nha khoa người Nhật Kenichi cho biết, khi chải răng cần lưu ý 5 điều sau:
Chải răng sai cách khiến cho các mảng ố bám trên răng lâu hơn
Vi khuẩn bên ngoài cơ thể tiết ra một lượng lớn chất dính ploysaccharide rồi hình thành lớp “màng sinh vật”, đó chính là mảng ố bám trên răng, rất khó chải sạch. Vi khuẩn rất thích môi trường có độ nóng và độ ẩm cao, khoang miệng chính là thiên đường của chúng, lại nguồn cung cấp thức ăn không bao giờ cạn.
Một khi vi khuẩn trong các mảng ố lây nhiễm sang tổ chức xung quanh sẽ rất dễ gây sâu răng và viêm lợi. Thậm chí có thể theo mạch máu lây nhiễm khắp cơ thể, từ đó gây ra các biến chứng, như bệnh tim, tiểu đường, sinh non...
Nếu không muốn để cho miệng luôn nhơ nhớp như miệng ống nước thải, hãy học cách chải răng đúng cách.
Làm ướt bàn chải trước khi chải răng là đang bảo vệ vi khuẩn
Làm ướt bàn chải trước khi chải răng thì hiệu quả tạo bọt tốt hơn, bọt nhiều dễ khiến cho bạn hiểu nhầm rằng đã chải sạch. Nhúng nước cho ướt bàn chải cũng có thể làm loãng chất fluoride trong kem đánh răng, khiến cho răng được bảo vệ ít hơn, vi khuẩn cũng có cơ hội xâm nhập.
Chải răng đúng cách là nặn kem đánh răng lên bàn chải khô, lượng kem chừng 2/3 đầu bàn chải, như vậy nồng độ của chất fluoride sẽ được bảo vệ. Mà chải răng như vậy cũng khó tạo bọt hơn nhúng ướt bàn chải, khiến cho bạn tự ý thức phải chải thật sạch để loại bỏ hết các mảng bám trên răng.
Chải răng ngay sau bữa ăn khiến cho lớp men bề mặt dễ bị ảnh hưởng
Chất chua tích trong miệng sau khi ăn có thể khiến cho lớp men bề mặt mềm hơn, nếu chải răng ngay lúc này có thể sẽ làm cho lớp men bị ảnh hưởng. Lâu dầu khiến cho răng càng chải càng mỏng, trở thành răng mẫn cảm sợ lạnh, sợ nóng, sợ chua.
Thời điểm chải răng thích hợp là sau bữa ăn từ 15-30 phút, vì lúc này chất chua trong miệng đã bị nước bọt bão hoà, lớp men cũng được “canxi hoá” làm cho cứng lại, lúc này sẽ không phải lo răng bị tổn thương.
Thích dùng bàn chải lông cứng khiến cho răng bị mẫn cảm
Dùng bàn chải lông cứng có cảm giác chải răng sạch hơn. Nhưng những bạn có thói quen này cần lưu ý, nếu duy trì lâu thói quen này, không những sẽ làm cho lớp men răng bị mòn, mà lợi cũng có thể bị ảnh hưởng, khiến cho răng bị mềm và mẫn cảm, ngoài ra còn có thể làm lỏng chân răng, răng lung lay.
Dùng bàn chải lông mềm đầu nhọn và nhỏ có thể len sâu vào kẽ răng để chải sạch mảng bám, ngoài ra cũng có thể làm giảm mức độ tổn thương bề mặt răng.
Lực chải răng cũng có thể ảnh hưởng đến độ sạch của răng, lực tác động không nên quá 200g (có thể dùng cân tiểu li để đo lực), lông bàn chải chà trong biên độ từ 1-2mm trên bề mặt của răng, mỗi răng phải chà trên 20 lần, mỗi lần chải tầm 3 phút mới có thể làm sạch hoàn toàn.
Chải xong súc miệng nhiều và mạnh làm trôi hết chất fluoride chống sâu răng
Chải răng xong miệng đầy bọt, có người sẽ súc miệng nhiều và mạnh, vì sợ kem vẫn còn dính trong miệng. Tuy nhiên hành vi này cũng có thể làm trôi hết chất fluoride bảo vệ chất men trong kem đánh răng. Thực ra, chải răng xong chỉ cần khoảng 10cc nước là có thể súc sạch bọt trong miệng.
- Video khối mỡ nhỏ trong mạch máu có thể dẫn đến cái chết chớp nhoáng như thế nào? Nguồn: Dân trí