Mẹo đơn giản giúp bạn nặn mụn mà không để lại vết thâm
Rán cá giòn tan, không bong da, không bắn dầu cần có bí quyết: Làm đúng các bước sau đây, bạn sẽ thành công / Chuyên gia chỉ cách giúp xương khớp "dễ chịu" khi thời tiết giao mùa
Ăn cay nóng, thường xuyên sờ tay lên mặt, da nhiều dầu, trong những 'ngày ấy' hoặc đơn giản là do thay đổi thời tiết,... đều có thể khiến bạn dễ dàng nổi mụn. Bình thường, bạn không nên tự ý nặn mụn tại nhà, vì nặn mụn có thể vô tình đẩy vi khuẩn đi sâu hơn vào lỗ chân lông, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và mụn có thể nghiêm trọng hơn hoặc lan ra nhiều vùng da khác trên mặt.
Tuy nhiên, dù nặn mụn không phải là cách tốt nhất nhưng trong một số trường hợp nếu các bạn biết cách nặn mụn an toàn cũng sẽ góp phần trị mụn hiệu quả. Hãy áp dụng cách nặn mụn an toàn, không để lại vết thâm dưới đây.
Xông hơi da mặt
Trước khi nặn mụn ban nên xông hơi khoảng 10-15 phút để da thải hết chất độc ra ngoài |
Trước khi nặn mụn ban nên xông hơi khoảng 10-15 phút để da thải hết chất độc ra ngoài, rồi rửa mặt lại bằng nước ấm. Nếu bạn không có thời gian để xông hơi cho da mặt, bạn có thể dùng một chiếc khăn thấm nước ấm và đắp lên mặt trong trong vài phút.
Vệ sinh bàn tay
Thông thường nhiều người thích "tiện tay" nặn mụn, chính vì thế bàn tay và các ngón tay là công cụ trực tiếp tiếp xúc và thực hiện việc nặn mụn ra khỏi làn da. Nhưng nó lại chính là công cụ chứa nhiều vi khuẩn gây hại nhất, chính vì vậy bạn cần phải đảm bảo là đã rửa sạch bàn tay với xà phòng hoặc nước tẩy rửa nếu không muốn khi các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương nặn mụn và gây viêm nhiễm sau này.
Mặt khác, nếu bạn sử dụng dụng cụ nặn mụn thì cũng cần vệ sinh và sát trùng nó sau mỗi lần dùng, hãy đảm bảo tất cả những gì hỗ trợ và tiếp xúc trực tiếp với da mặt khi nặn mụn phải luôn an toàn và vệ sinh nhé!
Nặn mụn đúng cách
Nặn mụn đúng cách có thể giúp bạn hạn chế vết thâm. |
Đầu tiên bạn tẩm cồn vào bông rồi xoa nhẹ lên vùng mụn. Dùng cây nặn mụn đã khử trùng, nặn nhẹ nhàng và tránh dùng nhiều sức để không gây tổn thương cho da.
Nếu bạn lấy mụn bằng bông tẩy trang thì cầm bông bằng 2 ngón tay, phủ lên mụn và nhẹ nhàng bóp dồn cồi mụn ra từ hai bên. Nếu nhân mụn không ra thì nên dừng lại và chờ mụn “già” hơn rồi hãy lấy ra.
Sau khi ra cồi, bạn cần nặn hết mủ và nước vàng ra, thấm sạch bằng bông gòn tránh dây dính ra các vùng da khác.
Sau khi nặn xong bạn nên rửa mặt sạch lại với sữa tươi hay sữa rửa mặt dịu nhẹ.
Sau đó bạn có thể chườm nước đá lên vết nặn để làm cho da bớt sưng tấy và se nhỏ lỗ chân lông. Nghệ tươi hay nha đam, mật ong đều có tác dụng làm lành vết thương và không để lại sẹo.
Cuối cùng bạn có thể dùng kem trị mụn để thoa lên vết mụn đã nặng để ngăn ngừa các mụn mới hình thành trên vùng da này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn