Mẹo khắc phục lỗi khi sữa chua bị nhớt
Làm sữa chua tại nhà không phải là việc đơn giản, vì chỉ cần sai vài thao tác sẽ khiến sữa chua bị hỏng.
Công thức làm bánh sữa chua béo ngậy, thơm ngon, chẳng kém ngoài hàng / 7 bí kíp làm đẹp bằng sữa chua cực đơn giản
1. Sữa chua bị tách nước
Sữa chua bị tách nước do ủ ở nhiệt độ quá cao: Khi nhiệt độ cao sẽ làm cho các men sống và men vi sinh bị bất hoạt hoặc bị chết. Do đó, chỉ nên ủ sữa chua trong khoảng từ 32 – 48 độ là phù hợp nhất.
Loại sữa không phù hợp: Nên chọn loại sữa có chất lượng tốt, còn hạn sử dụng để quá trình lên men không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, có thể dùng sữa nguyên kem, sữa bột hoặc sữa tươi để làm sữa chua đều được.
Trong quá trình ủ sữa chua bị tác động : Nếu trong thời gian ủ mà chúng ta thường xuyên mở ra kiểm tra, di chuyển hay rung lắc cũng sẽ làm cho sữa chua bị tách nước hay nổi váng. Chính vì thế, rất cần chú ý đến vấn đề này khi làm sữa chua.
Ảnh minh họa.
2. Sữa chua không đông hoặc không chua
Hoạt động của men kém hiệu quả: Nếu gặp phải tình trạng sữa chua không đông, nên xem lại men ủ. Có thể là do men hoạt động yếu, hay đã chết. Vì thế, nên chọn loại men chất lượng.
Thời gian để ủ sữa chua chưa đủ: Trong điều kiện chuẩn, mất khoảng 6 – 8 tiếng, thậm chí là để qua đêm tùy theo cách ủ. Tuy nhiên, nếu ủ trong thời gian quá ngắn sẽ làm cho men chưa thực sự có hiệu quả. Hãy chú ý đến thời gian ủ để có được mẻ sữa chua ưng ý ngay từ lần đầu thực hiện.
3. Sữa chua bị nhớt
Do chọn tỷ lệ sữa và men không đúng: Trước khi làm sữa chua, men nên được để ở nhiệt đột phòng cho đến khi hết lạnh. Ngoài ra, nếu cho men nhiều hơn 10% thì sữa chua sẽ dễ bị nhớt và không được đặc sánh như mong muốn. Gợi ý nho nhỏ là tỉ lệ men/sữa khoảng 5% là hợp lý.
Do sử dụng dụng cụ đựng sữa chua không đúng cách: Tất cả các dụng cụ để làm hay đựng sữa chua nên được khử trùng trước khi tiến hành. Có thể luộc qua khoảng tầm 30 giây cho đến 1 phút với bất kỳ dụng cụ nào, để sữa chua không bị nhớt.
Môi trường ủ sữa chua không phù hợp: Có nhiều dụng cụ để ủ sữa chua khi không cần máy làm sữa chua như lò nướng, nồi cơm điện, lò vi sóng, thùng xốp… Tuy nhiên, trước khi ủ sữa chua ở bất kỳ đâu, nên vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ và môi trường xung quanh, để sữa không bị nhiễm khuẩn và quá trình lên men được đảm bảo hơn.
Do nhiệt độ ủ không phù hợp:Nhiệt độ ủ phù hợp nhất là 32 – 48 độ. Nếu nhiệt độ tăng quá cao sẽ làm cho men kém hoạt động hoặc bất hoạt. Trong trường hợp nhiệt độ thấp quá men cũng hoạt động kém hiệu quả hơn.
4. Sữa chua bị cặn bột và không mịn
Tình trạng sữa chua bị cặn bột là do quá trình hòa tan không đều, nhất là khi dùng sữa bột hay sữa đặc. Để chắc chắn không gặp phải tình trạng này, có thể dùng rây lọc qua một đến hai lần.
Tiếp đến là quá trình trộn men cũng phải đảm bảo men được hòa tan hoàn toàn vào sữa, đặc biệt là ở nước lạnh. Tuy nhiên, khi khuấy men cũng cần thực hiện các thao tác nhẹ nhàng, để không làm ảnh hưởng đến quá trình lên men của sữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
3 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may tài lộc ngập tràn
4 con giáp may mắn cuối tuần này (28-29/12): Gặt hái thành tựu lớn trước thềm năm mới
Người xưa có câu: “Tứ không bình thường thì gia đình sẽ gặp nạn”, là điềm báo gì?
Bắt đầu từ 28/12: 3 con giáp may mắn “thời tới cản không nổi” – cơ hội vàng để bứt phá!
5 cái tên bị cấm khai sinh ở Việt Nam: Là tên gì và tại sao?
Tử vi ngày 28/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Hợi rực rỡ cơ hội thăng tiến, Sửu cần đối mặt thách thức
Cột tin quảng cáo