Mẹo nhỏ giúp bạn chăm sóc con cái tốt hơn
Bỏ bạn gái khi mang bầu, 3 năm sau nhắn tin xin chịu trách nhiệm rằng “mình em nuôi con sẽ vất lắm”, song câu trả lời của cô lại làm anh đắng họng / Mẹ chồng đề nghị chúng tôi nuôi con cho chị xây tổ ấm mới
Trao đổi công việc của bạn với con
Bạn hãy chia sẻ về công việc của mình với con. Nguồn ảnh: Internet
Mọi đứa trẻ luôn rất háo hức muốn biết thế giới của công việc là như thế nào. Khi bạn nói với chúng về công việc của mình, tư duy hình ảnh trong chúng chắc chắn sẽ được cải thiện. Chúng dĩ nhiên hình dung công việc ở văn phòng mỗi ngày của bạn là gì, thay vì cứ tự hỏi bạn đi đâu vào mỗi sớm.
Ở độ tuổi 3 hoặc 4, trẻ em có thể hiểu được cha mẹ chúng cư xử với mọi người xung quanh như thế nào. Lên 9,10, chúng đủ khả năng phân biệt được các khía cạnh khác nhau của công việc như: nhiệm vụ, lịch trình, sự thất vọng hay giận dữ.. thậm chí là những phần thưởng có được trong công việc. Khi bạn trở về nhà và nói về các dự án bạn đã thực hiện thành công, bọn trẻ dĩ nhiên hiểu đơn thuần rằng bạn đang hạnh phúc trong công việc. Bởi thế, câu chuyện về việc làm là một ý tưởng không tồi để kéo tình cảm giữa cha mẹ và con cái trở nên khăng khít hơn.
Cố gắng không làm việc quá nhiều
Nhiều người tự hỏi: cảm giác của bọn trẻ như thế nào khi chứng kiến cha mẹ chúng dành gần như toàn bộ thời gian trong ngày cho công việc? Thường thì những đứa trẻ sẽ không mấy thiện cảm khi cha mẹ chúng trở về nhà và vẫn bận bịu với những hoạt động văn phòng. Điều chúng muốn là chui vào lòng và nói chuyện, vui đùa với bạn. Tiếc là đôi khi, nhiều bậc cha mẹ không nhận ra điều đó. Thậm chí, những áp lực trong công việc còn khiến họ bực tức, quát tháo và cảm thấy khó chịu. Không khó để hiểu tại sao những đứa trẻ trong trường hợp này lại thường xuyên cảm thấy bị bỏ rơi.
Khi cha mẹ trở về nhà, hấu hết bọn trẻ đều muốn được quan tâm. Chúng dĩ nhiên cảm thấy nhớ và có rất nhiều điều muốn chia sẻ với họ. Bọn trẻ luôn muốn biết bạn yêu thương và quan tâm chúng như thế nào. Một khi bạn gần gũi và lắng nghe chăm chú lời chúng nói, con bạn ắt hẳn sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu và hào hứng.
Dạy con thói quen lành mạnh
Cách nuôi con khỏe là bạn hãy dạy con thói quen sống lành mạnh để bé tự chăm sóc bản thân khi lớn lên mà không có ba mẹ bên cạnh. Bố mẹ hãy hướng dẫn con duy trì thói quen tập thể dục, ngủ sớm và ngủ đủ giấc để không chỉ tốt cho sức khỏe tinh thần mà còn tăng cường sức khỏe thể chất.
Với công nghệ hiện đại, trẻ có thể tiếp xúc nhiều với tivi, điện thoại, iPad, Internet… Vì thế, bạn không nên để trẻ sử dụng những thiết bị điện tử này quá sớm. Tác hại của việc xem tivi và ánh sáng xanh có thể gây ra rất nhiều tác hại cho con như ảnh hưởng não của bé, khiến bé cô lập với xã hội và gây ra tình trạng béo phì.
Khi tập bé thói quen vệ sinh cá nhân, mẹ nên mua những sản phẩm sữa tắm và dầu gội đầu có hương thơm tự nhiên, không có hóa chất để bảo vệ sức khỏe cho bé.
Dành thời gian học với con
Ngoài việc dạy những bài học từ trường lớp thì mẹ nên dạy cho con những kỹ năng sống để con lớn lên tự lập và trưởng thành. Trẻ lớn lên khi đã quen dần với sự bao bọc của cha mẹ và thiếu đi những kỹ năng sống sẽ trở nên nhút nhát và khó thành công trong cuộc sống.
Bạn có thể tìm hiểu thêm cách dạy con tự lập để con làm được những việc đơn giản khi còn bé là tự mặc quần áo, tự ăn cơm, tự đi vệ sinh, làm việc nhà… Bạn cũng có thể cho con tham gia các hoạt động nghệ thuật hoặc thể thao để con tự kết bạn và vượt qua nỗi sợ hãi.
Mẹ dạy con những kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ cũng là một cách dạy con khỏe mạnh, thông minh nhưng vẫn thể hiện được tình yêu thương và bảo vệ con.
End of content
Không có tin nào tiếp theo