Mẹo tránh đen nồi khi dùng bếp ga
Cách nấu thịt đông ngon, ăn tan mềm trong miệng mà không hề ngấy / Mẹ chồng ngăn cản không cho vào phòng ngủ, nguyên nhân thật sự khiến tôi quỵ xuống bật khóc nức nở
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Xoong nồi không được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng là một trong những nguyên nhân khiến phần đáy nhanh chóng cháy đen thành tảng. Khi bạn nấu nướng, các loại dầu ăn, mắm muối, gia vị có thể rơi vãi hoặc chảy ra bám vào xung quanh và đáy nồi.
Nếu không vệ sinh sạch sẽ mà tiếp tục sử dụng, các phần rơi vãi đó sẽ bị đốt cháy, tạo thành lớp cặn đen ở đáy nồi. Khi còn mới, những lớp cặn đen này có thể dễ dàng loại bỏ bằng miếng cọ sắt nhưng nếu để lâu sẽ rất khó vệ sinh, còn làm hại nồi và ảnh hưởng tới chất lượng đồ ăn. Vì vậy, một trong các mẹo tránh đen nồi khi dùng bếp ga là vệ sinh xoong nồi thật sạch sẽ trước và sau khi nấu nướng.
Lửa bếp ga cũng khiến nồi nhanh đen hơn. Lửa đỏ là do ga sắp hết hoặc chất lượng kém. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần kiểm tra lại bình ga của gia đình mình và thay thế nó. Nên lựa chọn những nhà cung cấp bình ga chất lượng, uy tín.
Các lá chắn gió của bếp ga bị lệch gây thiếu khí cũng gây ra tình trạng đỏ lửa và làm đen nồi. Bạn hãy điều chỉnh lại lá chắn gió bằng cách xoay nó từ từ cho đến khi lửa chuyển về màu xanh.
Nghẹt khe thoát lửa cũng là nguyên nhân khiến lửa bếp có màu đỏ và gây đen nồi. Tình trạng này xuất hiện do bếp không được vệ sinh định kỳ, đồ ăn bám vào các lỗ phun ga trong quá trình đun nấu. Để khắc phục, hãy tháo đầu đốt ra, dùng kim nhọn và bàn chải để làm sạch khe thoát lửa, chờ khô hẳn rồi lắp vào đùng vị trí.
Nếu đã thử hết các cách trên nhưng bếp ga vẫn có lửa đỏ thì nhiều khả năng ống điếu dẫn ga có dị vật. Trong trường hợp này, nếu không có kỹ thuật cũng như hiểu biết về cách thức hoạt động của bếp ga, bạn hãy gọi thợ đến kiểm tra và khắc phục.
Như vậy, về cơ bản, việc tìm nguyên nhân để xử lý tình trạng lửa đỏ chính là mẹo tránh đen nồi khi dùng bếp ga hiệu quả.
Cách làm sạch đáy nồi bị đen
Để làm sạch phần đáy nồi bị đen, nhiều người sử dụng búi sắt, cát để chà rửa. Cách này mang lại hiệu quả ngay lập tức nhưng lại làm cho đáy nồi có nhiều vết xước. Sau này, nồi càng dễ bám bẩn hơn.
Một số khác lại dùng baking soda rải đều lên đáy nồi rồi đổ giấm lên trên và để một lúc rồi chà rửa. Cách này cũng mang lại hiệu quả nhưng không cao.
Cách hiệu quả và đơn giản nhất để làm sạch các cặn bẩn ở đáy nồi là dùng viên hoặc bột rửa bát.
Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị một chậu nước sôi và pha 1 viên rửa bát/bột rửa bát vào đó. Bỏ nồi vào ngâm trong dung dịch đã pha.
Nếu các vết bẩn không nhiều thì bạn chỉ cần ngâm trong khoảng 1-2 giờ là được. Nếu các vết bẩn bám lâu ngày hơn, bạn nên ngâm nồi trong nước qua đêm.
Sau thời gian ngâm rửa, bạn chỉ cần vớt nồi ra và chà rửa bằng miếng bọt biển thường dùng để rửa bát là được.
Trong viên rửa bát/bột rửa bát có chứa nhiều chất tạo oxy có khả năng làm sạch các vết cháy khét, dầu mỡ bám lâu ngày trên đáy nồi rất tốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người