Đời sống

Mô hình làm làm kinh tế giỏi của phụ nữ Lai Châu

Phong trào phụ nữ vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lai Châu phát động được phụ nữ trong tỉnh tích cực hưởng ứng và đạt nhiều kết quả.

Bình Định: Cả thôn khấm khá nhờ kết hợp mô hình nấu rượu, nuôi heo / CLIP: Lãi 3,5 tỷ đồng/năm nhờ mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc

Bà Nguyễn Thị Bé, tổ 15, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu thu hoạch bưởi.

Bà Nguyễn Thị Bé, tổ 15, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu thu hoạch bưởi.

Nhiều phụ nữ làm kinh tế giỏi, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần nâng cao mức sống cho gia đình, phát triển kinh tế địa phương. Bà Nguyễn Thị Bé ( sinh năm 1960, ở tổ 15, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu) là một điển hình.
Trước đây, bà Nguyễn Thị Bé làm công nhân tại nông trường huyện Tam Đường. Năm 2003, bà nghỉ hưu theo chế độ, cùng gia đình mở cơ sở sản xuất gạch. Đến năm 2011, thực hiện chủ trương của Nhà nước xóa bỏ lò gạch thủ công, gia đình bà nghỉ làm gạch. Sau đó, bà trồng lúa và các loại cây nông nghiệp ngắn ngày nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế.
Năm 2012, bà Bé nhận thấy địa phương có khí hậu mát mẻ, phù hợp với trồng cây ăn quả nên đã bàn với gia đình đầu tư trồng cây ăn quả. Lúc đầu, chồng bà không đồng ý vì sợ gặp rủi ro. Với sự quyết tâm cao, dám nghĩ dám làm, bà đã sử dụng toàn bộ số tiền tiết kiệm để đầu tư mua giống, trồng cây ăn quả. Các loại cây trồng chủ yếu là mắc ca, mít thái và bưởi da xanh.
Hội Phụ nữ phường Tân Phong, thành phố Lai Châu thăm mô hình trồng cây ăn quả của chị Nguyễn Thị Bé.

Hội Phụ nữ phường Tân Phong, thành phố Lai Châu thăm mô hình trồng cây ăn quả của chị Nguyễn Thị Bé.

Sau hơn 9 năm, đến nay, gia đình bà Nguyễn Thị Bé có khoảng 6 ha cây mắc ca, mít Thái và bưởi da xanh. Những loại cây này được bà trồng xen canh với nhau. Theo bà Bé, sở dĩ bà trồng nhiều cây xen canh là mùa nào quả ấy, quanh năm có thể thu hoạch thay phiên nhau, đặc biệt giảm thiểu rủi ro trong trồng trọt, tránh tình trạng được mùa mất giá.
Việc chuyển đổi sang trồng cây ăn quả đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình bà Nguyễn Thị Bé. Năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng của thời tiết, mưa đá nhưng sản lượng mắc ca thu hoạch vẫn đạt trên 3 tấn quả khô, với giá bán 300 nghìn đồng/kg; bưởi da xanh thu hoạch gần 3 vạn quả... Bà Nguyễn Thị Bé chia sẻ, để mô hình thành công như hiện nay, ngoài việc lựa chọn giống tốt, trong quá trình trồng cần phải chăm sóc tỉ mỉ. Đặc biệt, 3 năm đầu tiên cần thực hiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật như tỉa cành, bón phân và làm cỏ. Trồng cây ăn quả quan trọng nhất cần phải kiên trì, bởi những năm đầu chưa cho thu hoạch và không có lợi nhuận.
Trong trồng trọt, đầu ra sản phẩm là một khâu rất quan trọng. Với tính cách ham học hỏi, bà Bé đã tự đi tìm các thương lái trong và ngoài tỉnh Lai Châu. Không uổng công sức, đến nay, sản phẩm nông sản của bà Bé được người dân, cửa hàng lớn nhỏ trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, trong đó chủ yếu bà phục vụ bán cho người dân trong tỉnh. Mỗi sản phẩm đều có đầu ra ổn định. Với kinh nghiệm từ trồng, chăm sóc cây ăn quả, bà Bé đã dành một mảnh đất nhỏ để ươm thêm các loại giống này cung cấp cho thương lái với hơn vạn cây/năm. Từ khi trồng các loại cây ăn quả và kết hợp ươm giống, mỗi năm, gia đình bà Nguyễn Thị Bé có thu nhập hơn 600 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 5-10 lao động địa phương, với mức lương 250 nghìn đồng/ngày.
Chị Nguyễn Thị Bé, tổ 15, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu sấy mắc ca.

Chị Nguyễn Thị Bé, tổ 15, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu sấy mắc ca.

Không chỉ thành công trong phát triển kinh tế gia đình, bà Bé còn được mọi người biết đến là người nhiệt tình trong mọi hoạt động, phong trào phụ nữ và các phong trào tại địa phương. Bà Chu Thị Liên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ 15, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu cho biết, bà Nguyễn Thị Bé là điển hình phụ nữ dám nghĩ dám làm trong phát triển kinh tế. Nhờ chăm chỉ, tích cực học hỏi kinh nghiệm và áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình trồng cây ăn quả của bà Bé luôn đạt năng suất với hiệu quả kinh tế cao. Từ mô hình này, nhiều hộ gia đình trong tổ đã học hỏi và thực hiện theo đều đạt hiệu quả. Bà Bé không chỉ là tấm gương phụ nữ vượt khó làm giàu mà còn biết quan tâm, chia sẻ, hết lòng giúp đỡ những chị em khác cùng vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Bà Tòng Thị Phượng, Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Tân Phong, thành phố Lai Châu cho hay, phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi đã được các chị em trong phường hưởng ứng. Đến nay, phường có khoảng 60 chị em có mô hình kinh tế đem lại hiệu quả. Thời gian tới, Hội phụ nữ phường tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức cụ thể và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm