Đời sống

Mỡ lợn rất tốt cho sức khỏe nhưng người Việt dùng mỡ lợn để nấu ăn cần loại bỏ 3 sai lầm nguy hiểm này kẻo "rước họa vào thân"

Dưới đây là 3 sai lầm khi sử dụng mỡ lợn mà các gia đình cần tránh để đảm bảo an toàn.

6 sai lầm khi uống nước cam khiến mất sạch chất bổ, gây hại cho sức khỏe / 5 loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe, uống đều đặn giúp kéo dài tuổi thọ

Từ thời xa xưa, mỡ lợn đã trở thành món quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nghiên cứu cho thấy mỡ lợn là nguồn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, thích hợp cho trẻ suy dinh dưỡng, bệnh nhân có phân khô, thiếu máu, chóng mặt, người già ho khan không có đờm.

Theo chuyên gia, mỡ lợn mặc dù có axit béo bão hòa nhưng giàu vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe. Dù ngày nay, nhiều loại dầu thực vật xuất hiện và dần soán ngôi mỡ lợn vì tính tiện lợi nhưng không thể phủ nhận mỡ lợn vẫn là loại thực phẩm phổ biến được sử dụng trong nhiều gia đình.

Dưới đây là 3 sai lầm khi sử dụng mỡ lợn mà các gia đình cần tránh để đảm bảo an toàn.

Những sai lầm tai hại khi dùng mỡ lợn

1. Loại hoàn toàn mỡ lợn ra khỏi chế độ ăn

Thời gian qua, vì e ngại mỡ lợn giàu chất béo bão hòa có thể làm dư thừa cholesterol và gây bệnh tim mạch, nên nhiều người tẩy chay mỡ lợn. Tuy nhiên, theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải (nguyên Viện trưởng Viện dinh dưỡng): Bên cạnh axit béo bão hòa, mỡ lợn vẫn giàu khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt hàm lượng vitamin D cao trong mỡ lợn là nguồn thúc đẩy sự hấp thụ canxi, cải thiện sức khỏe tim mạch, phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp và phòng ngừa nhiễm trùng.

thit-mo-1434.jpeg

Hàm lượng vitamin D cao trong mỡ lợn là nguồn thúc đẩy sự hấp thụ canxi, cải thiện sức khỏe tim mạch, phổi và hô hấp.

Theo vị chuyên gia, nếu người dùng quá phụ thuộc vào dầu thực vật mà từ bỏ mỡ động vật nói chung và mỡ lợn nói riêng, cơ thể sẽ khó hấp thụ dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin cần thiết, tăng nguy cơ mắc bệnh về xương và tim mạch, rối loạn nội tiết tố, suy nhược cơ thể.

2. Tiêu thụ quá nhiều mỡ lợn

Mỡ lợn có lợi ích nhất định cho cơ thể, tuy nhiên lạm dụng mỡ lợn trong các bữa ăn hàng ngày cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hàm lượng cholesterol và chất béo trong thành phần của mỡ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh xơ cứng động mạch và huyết áp cao, tăng lipid máu... Ngoài ra, mỡ lợn có lượng calo dồi dào, nếu dùng quá nhiều sẽ gây tăng cân, béo phì.

Theo TS. BS Nguyễn Trọng Hưng (Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương), các gia đình nên luân phiên sử dụng mỡ lợn kết hợp với dầu ăn, tránh ăn mỡ lợn quá nhiều để không gây hại cho sức khỏe. Tốt hơn cả là hạn chế ăn các món chiên xào và thay bằng các món hấp, luộc để tránh nguy cơ khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều dầu ăn hay mỡ.

21cb910f05294d1e9da4bd47dc2c8a6f-1628796519373-16287965214071293160303.png

Mỡ lợn có lợi ích nhất định cho cơ thể, tuy nhiên lạm dụng mỡ lợn trong các bữa ăn hàng ngày cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Người có tiêu hóa kém, mắc bệnh dạ dày, liệt nửa người, huyết áp cao, đầy hơi, tiêu chảy nên kiêng ăn mỡ lợn để không làm bệnh nặng thêm. Người khỏe mạnh dùng mỡ và dầu chế biến món ăn theo tỷ lệ 70/30, tỷ lệ này là 30/70 với người cao tuổi. Mỗi người mỗingày khôngnên tiêu thụquá 25-30g mỡ lợn. Khi nấu nướng, chỉ nên dùng lượng vừa phải, không dùng dầu nấu đi nấu lại nhiều lần vì sẽ sản sinh các chất gây hại cho cơ thể.

 

3. Lạm dụng tóp mỡ

Tóp mỡ là phần mỡ lợn được chiên kỹ, sau đó lọc phần nước mỡ để riêng. Trong quá trình chiên trong nhiệt độ cao, tóp mỡ có thể sản sinh ra chất benzopyrene, đây là một chất gây ung thư đã được WHO cảnh báo.

Ngoài ra, ăn quá nhiều tóp mỡ sẽ gây bệnh béo phì, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, mạch máu não, dư thừa cholesterol. Hội đồng Thông tin Thực phẩm Quốc tế ở Washington DC từng cảnh báo: Thành phần giàu chất béo và calo trong tóp mỡ có thể dẫn đến các bệnh về tim, thận, gout và loãng xương.

photo-1-15665688716811487838303.jpeg

Vậy nên, người khỏe mạnh chỉ nên ăn một ít tóp mỡ, không ăn nhiều trong thời gian dài. Người già, người béo phì hạn chế ăn tóp mỡ vì không tốt cho sức khỏe, có thể gây bệnh nguy hiểm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm