Móc họng nôn sau khi uống rượu nguy hiểm chết người không phải ai cũng biết
Sau khi uống rượu bia, thấy cơ thể có 4 dấu hiệu này chứng tỏ gan đang tổn thương nghiêm trọng / Trái cây giải độc gan dành riêng cho người uống rượu
Tết đến xuân về là dịp để các gia đình đoàn tụ, chúc tụng nhau. Và một trong những đồ uống có mặt ở hầu hết các bữa ăn trong gia đình ngày Tết chính là rượu. Tuy nhiên một thói quen thường thấy ở người uống rượu chính là móc hóc để có thể tiếp tục uống nhưng lại không biết rằng chính hành động này mới là nguy hiểm.
Thực tế ai cũng biết, rượu bia dù là rượu ngoại thì cũng không hề tốt cho sức khỏe. Rượu bia không chỉ phá hoại các bộ phận trong cơ thể mà nó còn khiến người sử dụng không kiểm soát được hành vi của mình.
Trên báo Kiến Thức,BSCK II Vũ Đức Chung (Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 354) cho biết, nhiều bệnh nhân bị rách, vỡ thực quản gây chảy máu ồ ạt sau khi uống rượu và nôn, thậm chí có trường hợp hôn mê vì mất nhiều máu.
Cũng theo bác sĩ Chung, việc nôn ra máu do rách thực quản còn được gọi là hội chứng Mallory-Weiss. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng xuất huyết thứ phát đường tiêu hóa trên do vết rách dọc niêm mạc ở đường từ thực quản vào dạ dày hoặc ở tâm vị.
Bệnh có thể phát sinh do tăng áp lực khắp ổ bụng, nôn khan và nôn. Bệnh thường gặp ở những người nghiện rượu, người già bị rối loạn tiền đình và những người bị nôn, có khi chỉ cần nôn mạnh 1 lần cũng bị. Hội chứng biểu hiện bởi các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài ra máu đen, ngất và đau bụng...
Lương y Phó Hữu Đức, chủ tịch Hội đông y Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng, uống rượu quá đà dẫn tới say gây ra nhiều tác hại: Ảnh hưởng tới chức năng gan, hại sức khỏe, khó kiềm chế bản thân dẫn tới những lời nói, hành vi không đúng mực, không tỉnh táo nên dễ gây hay gặp tai nạn nếu điều khiển xe, gây bạo lực, tạo mâu thuẫn trong gia đình...
Việc áp dụng các thủ thuật chống say thực tế cũng chỉ là giải pháp tạm thời và cũng không nên lạm dụng. Các cách như ăn no bụng, uống sữa hay nước lọc... trước khi uống cũng chỉ giúp giảm bớt một phần nhỏ ảnh hưởng của rượu. Vì vậy, theo ông điều cơ bản là mỗi người phải tự kiểm soát bản thân để chỉ uống có giới hạn, kiên quyết từ chối khi bị ép rượu vàtốt nhất nên hạn chế uống ở mức càng ít càng tốt.
Trên báo Vnexpress,Tiến sĩ Phạm Duệ, nguyên giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) khuyên cáo rằng,để chống say rượu, chỉ có cách tốt nhất là hạn chế uống, uống vừa phải và trước khi uống cần ăn nhẹ, không để bụng đói.
"Rượu khi uống vừa phải, đúng loại đảm bảo chất lượng sẽ thơm ngon, tạo hưng phấn, giúp mọi người cởi mở, dễ gần nhau hơn nhưng nếu lạm dụng, rượu sẽ trở thành thuốc độc, chất gây mê, thậm chí gây ra các biến chứng chết người", BS Duệ nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết