Đời sống

Mộc nhĩ là món ăn quen thuộc, giàu dinh dưỡng nhưng 3 nhóm người này dùng sẽ rất nguy hiểm

Mộc nhĩ có giá trị dinh dưỡng cao nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Không vừa lòng với cháu nội, mẹ chồng trách nàng dâu "con hư tại mẹ", cô lẳng lặng đặt xuống bàn vài tờ giấy mà khiến bà tím mặt bỏ về / Mang bia đổ vào áo tưởng phí ai ngờ lại có hiệu quả khó tin

Mộc nhĩ cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như protein, tinh bột, chất béo. Thường xuyên ăn mộc nhĩ có thể phòng ngừa huyết khối, giúp bổ máu, phòng thiếu máu do thiếu sắt...

Tuy là thực phẩm bổ dưỡng với sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

3 nhóm người không nên ăn mộc nhĩ

Trẻ nhỏ và người có cơ địa dị ứng

Mộc nhĩ cũng là một loại nấm nên bạn cần phải cẩn trọng trong khi sử dụng. Nhóm người có cơ địa dị ứng không nên dùng mộc nhĩ.

Trong khi đó, trẻ nhỏ chưa phát triển toàn diện cũng nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này, đặc biệt là những bé có cơ địa dị ứng.

moc-nhi-01
Ảnh minh họa.

Người tiêu hóa kém

Theo Đông y, mộc nhĩ tính hán, bổ âm. Những người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn... không nên ăn mộc nhĩ để tránh bệnh càng thêm nặng.

Phụ nữ mang thai

Do mộc nhĩ có tác dụng hoạt huyết, tiêu ý, không có lợi cho sự phát triển của thai nhi nên phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn các loại thực phẩm này.

moc-nhi-02
Một số lưu ý khi ăn mộc nhĩ

Không ăn mộc nhĩ tươi

 

Mộc nhĩ đen chứa chất morpholine. Đây là một chất nhạy cảm với ánh sáng. Khi ăn mộc nhĩ tươi và để cơ thể tiếp xúc với ánh sáng, da có thể bị ngứa, phù nề. Nghiêm trọng hơn, nó có thể dẫn đến hoại tử da.

Trong khi đó, trải qua quá trình phơi khô, chất cảm quang tự nhiên morpholine sẽ biến mất và không còn gây nguy hại với người ăn. Do đó, chúng ta chỉ nên dùng mộc nhĩ sau khi đã phơi khô.

Không ngâm mộc nhĩ quá lâu

Khi ngâm trong nước quá lâu, mộc nhĩ sẽ sống như thịt để lâu và bị biến chất. Nguyên nhân là do chất đạm trong mộc nhĩ bị thủy phân dẫn đến bị thối và làm vi khuẩn sinh sôi.

Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn sẽ gây ra nguy cơ ngộ độc. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể gặp hiện tượng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Trường hợp nặng hơn có thể gây hôn mê.

 

Bạn chỉ nên ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh từ 15-20 phút sau đó vớt ra và chế biến thành món ăn ngay.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm