Mới cưới đã nản, ta đã từng yêu sao giờ lại đối đãi với nhau không bằng người dưng?
Cuộc hôn nhân dài 2 ngày: Đang ngồi đếm phong bì với mẹ chồng thì nhận được tin chồng vào vai chú rể tại 1 đám cưới khác / Bị chửi vì cưới vợ mất trinh, tới khi khoe vật này thì mẹ nói: "Thứ này còn đáng giá hơn trinh tiết nhiều''
Chào chương trình!
Tôi năm nay 29 tuổi, lấy vợ được gần 1 tháng, tuy nhiên có khá nhiều chuyện xảy ra giữa vợ chồng tôi. Vợ tôi bằng tuổi tôi, hiện đang mang thai 6 tuần và đang mở 1 shop nhỏ. Tính khí của cô ấy thất thường kể cả từ trước khi mang thai, cô ấy luôn tỏ vẻ khó chịu khi những lời của tôi nói không hợp tai của cô ấy, sẵn sàng nổi điên đối với những việc nhỏ nhặt.
Hai chúng tôi từ khi quen nhau đến khi cưới là 2 năm. Khi gia đình tôi xem ngày cưới, cô ấy luôn cảm thấy gia đình tôi muốn kéo dài thời gian cưới khi chọn ngày cưới quá lâu để chờ em trai tôi về tham dự (tháng 1 bắt đầu chọn ngày, ngày cưới là tháng 6 dương lịch, em tôi đi nước ngoài) và luôn không có thiện cảm với mẹ tôi kể từ lúc này.
Mỗi khi mẹ tôi nói những lời cô ấy cảm thấy có liên quan đến cô ấy là những lúc tôi bị tra tấn bằng những lời than phiền của vợ, cô ấy sẵn sàng buông lời nói nặng nề về mẹ tôi. Tôi biết đó là do tính khí của cô ấy được nuông chiều từ bé từ gia đình vợ, ngay cả ba mẹ vợ cô ấy còn sẵn sàng cãi lại, luôn tự cho mình là đúng, mà ông bà bên ấy cũng không nói gì, được nước lấn tới.
Khi về nhà tôi, do mang thai nên mẹ tôi cũng không cho cô ấy làm việc nhà, chỉ cần yên tâm dưỡng thai; nhưng cô ấy vẫn không thay đổi thái độ với mẹ tôi, vẫn trước cười sau khó chịu. Sau cưới, khi mẹ tôi muốn lấy lại số tiền cho vợ chồng tôi mượn đặt cọc nhà hàng (mẹ tôi nói nếu như không đủ tiền trả nhà hàng thì mẹ cho, còn nếu dư nhiều thì trả lại mẹ), cô ấy cảm thấy mẹ tôi làm không đúng vì nhà hàng là ba mẹ tôi chọn, tại sao không cho luôn; Còn nếu đã không muốn cho thì để vợ chồng tôi tự tìm nhà hàng, sao cứ phải là nhà hàng sang. Nhưng để chuẩn bị cho đám cưới thì số tài chính của tôi là không đủ để đặt cọc, nên tôi mới phải nhờ ba mẹ. Sau cưới thấy ai cũng khen nhà hàng, nhà bên vợ cũng khen, chỉ riêng cô ấy là chê không tiếc lời.
Thái độ của vợ tôi đối với tôi cũng vậy, không giống như đối với 1 người chồng, mà luôn nói theo kiểu ra lệnh. Khi tôi cảm thấy bực mình với kiểu nói đó, miễn cưỡng làm thì luôn nhận được câu không muốn làm thì đừng làm, đã làm thì vui vẻ mà làm. Thử hỏi người chồng nào có thể vui vẻ khi vợ nói chuyện với chồng với thái độ dửng dưng vậy. Ở nhà cô ấy cũng không làm gì, suốt ngày qua shop ngồi chơi (cô ấy nhận thức được là shop của cô ấy luôn phải bù lỗ khi phải trả tiền mặt bằng và tôi là người trả số tiền đó, kể cả tiền cưới, nhưng vẫn không cố gắng để cải thiện, lấy công chồng bù việc vợ), tối về ăn rồi nằm trên giường; trong khi tôi làm suốt ngày mà cũng không có được câu hỏi thăm, còn phải nghe phàn nàn, đến ngủ cũng không yên.
Tôi là giảng viên, tính tình của tôi nói chung là dĩ hòa vi quý, bình đạm, không thích tranh cãi đôi co nên vợ hay nói tôi không có chính kiến. Tôi cũng thừa nhận vậy, nhưng đó không phải lý do mà cô ấy có quyền la mắng chồng như vậy, sẵn sàng xưng hô mày-tao, khi tôi nói chuyện đàng hoàng thì cô ấy nói tính cô ấy là như vậy, không thích thì ly dị. Mới cưới mà tôi đã cảm thấy hơi nản, nhờ chương trình tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Bạn thân mến!
Con người ta yêu nhau đến một thời điểm nào đó, khi tình yêu đủ chín, mọi điều kiện đủ thuận lợi thì người ta tiến tới hôn nhân. Và nhiều người cho rằng tình yêu đi đến được hôn nhân là cái kết đẹp cho một cuộc tình; nhưng mối quan hệ tình yêu kết thúc cũng là lúc cuộc sống hôn nhân bắt đầu. Dẫu biết mối quan hệ nào muốn vui vẻ, hạnh phúc thì cũng đều khó khăn và phải cố gắng vun đắp rất nhiều; nhưng hôn nhân là một hành trình dài, muốn đi đến cái kết trọn vẹn của hành trình này không phải là điều dễ dàng đối với bất kì ai. Tôi hiểu bạn đang cảm thấy khó khăn, “loạng choạng” khi vừa với bước đi trên hành trình đó chưa lâu. Trong câu chuyện của bạn, tôi không biết hai bạn có đến với nhau khi tình yêu đủ lớn, tìm hiểu đủ nhiều và thực sự sẵn sàng để đến với nhau hay chưa? Rồi 2 năm tìm hiểu nhau bạn cũng biết được ít nhiều về tính cách của cô ấy, bạn nói “tính khí của cô ấy thất thường kể cả từ trước khi mang thai”, vậy điều gì khiến bạn quyết định kết hôn với cô ấy? Liệu có phải ngoài một số điểm không tốt thì bản thân cô ấy cũng có nhiều điểm có thể chấp nhận được? Bạn cũng biết đấy, con người ta không có ai hoàn hảo, ai cũng có điểm tốt này, điểm xấu kia; và khi ta chung sống với nhau thì ta phải biết bằng lòng với những điểm tốt, điểm hòa hợp của nhau; cùng nhau góp ý, thay đổi, hoàn thiện mình vì đối phương. Nếu ta sống mà chỉ chăm chăm vào điểm xấu của họ để chỉ trích, ghét bỏ thì mối quan hệ sẽ vô cùng căng thẳng và không có cặp vợ chồng nào có thể đi cùng nhau lâu dài được. Tôi không biết ngoài những lúc mâu thuẫn cãi vã, giận hờn nhau thì có lúc nào hai vợ chồng bạn hòa thuận, vui vẻ, hạnh phúc hay không? Trước những nét tình cách đó của cô ấy, bạn đã thử bằng cách nào đó để cô ấy thay đổi mình? Thực tế người ta vẫn nói rằng “giang sơn dễ đổi bản tính khó rời”, để thay đổi được bản chất, tính cách của một ai đó không phải là điều dễ dàng. Thế nên, bạn cũng nên nhìn nhận vào những điểm tích cực của cô ấy để có thể hiểu và chấp nhận phần nào. Cùng với đó, bạn cũng tìm những thời điểm thuận lợi lúc hai vợ chồng vui vẻ với nhau thì trao đổi, chia sẻ với cô ấy về những suy nghĩ, cảm xúc của bạn khi cách ứng xử của cô ấy khiến bạn cảm thấy không được tôn trọng, lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông. Nếu cô ấy yêu bạn cùng với lời góp ý chân tình, nhẹ nhàng, tôn trọng thì cô ấy sẽ cố gắng để thay đổi, hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó bạn cũng có thể xem trong gia đình, bạn bè có ai thân thiết, có tiếng nói với cô ấy thì cũng có thể nhờ họ trao đổi, chia sẻ thêm với cô ấy. Nhớ là phải thực sự khéo léo để cô ấy không cảm thấy bị chỉ trích hay bị chồng đi nói xấu ở bên ngoài bạn nhé. Trong hôn nhân có một giai đoạn mà người ta hay gọi là giai đoạn “khủng hoảng những năm đầu hôn nhân” – ý nói trong giai đoạn đầu khi hai người về chung sống với nhau, mọi nét tính cách, thói quen đều trần trụi trước mắt nhau; cùng nhau gánh trên vai nhiều trách nhiệm; phải ứng xử tốt với nhiều mối quan hệ; sự khác biệt về tính cách, văn hóa, quan điểm sống… tất cả điều này khiến chúng ta cảm thấy khó thích nghi, khó dung hòa, cảm thấy cuộc sống hôn nhân sao mà khó khăn đến vậy, người ta từng yêu sao thay đổi nhanh đến thế. Nhưng nếu ta biết cảm thông, chia sẻ; biết đặt mình vào vị trí của nhau để hiểu, chấp nhận; biết nhìn vào những điểm tích cực của nhau để yêu thương nhau nhiều hơn thì giai đoạn này sẽ nhanh chóng qua đi. Hôn nhân mới bắt đầu, khó khăn là điều không thể nào tránh khỏi, cố gắng chia sẻ, trao đổi với vợ nhiều hơn để cùng nhau giữ gìn hạnh phúc, xây dựng cho mình một mái ấm gia đình trọn vẹn bạn nhé. Chúc hai vợ chồng bạn sớm tìm được tiếng nói chung!
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
3 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may tài lộc ngập tràn
4 con giáp may mắn cuối tuần này (28-29/12): Gặt hái thành tựu lớn trước thềm năm mới
Người xưa có câu: “Tứ không bình thường thì gia đình sẽ gặp nạn”, là điềm báo gì?
Bắt đầu từ 28/12: 3 con giáp may mắn “thời tới cản không nổi” – cơ hội vàng để bứt phá!
5 cái tên bị cấm khai sinh ở Việt Nam: Là tên gì và tại sao?
Tử vi ngày 28/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Hợi rực rỡ cơ hội thăng tiến, Sửu cần đối mặt thách thức
Ảnh minh họa