Đời sống

Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước cam là đủ?

Nước cam rất tốt nhưng uống quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe.

Bật mí 9 thời điểm uống nước đem lại hiệu quả nhiều nhất cho sức khỏe / 3 thực phẩm càng chín kỹ càng giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, 2 loại chín kỹ mất hết chất nhớ cho kỹ

Nước cam có chứa flavonoid có lợi cho sức khỏe và là một nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa hesperidin. Trong nước cam có chứa nhiều vitamin C có thể giúp giảm huyết áp, các chất dinh dưỡng có trong nước cam còn có tác dụng như một chất lợi tiểu, khiến thận bài tiết nhiều muối và nước ra khỏi cơ thể giúp tăng cường đề kháng, chống mệt mỏi.

nước cam
Bạn không nên uống quá nhiều nước cam.

Trong quả cam có chứa hợp chất liminoid giúp cơ thể chống lại ung thư miệng, da, phổi, núi đôi, dạ dày và ruột kết. Các vitamin C cao có trong cam cũng như là một chất chống oxy hóa tốt để bảo vệ các tế bào cơ thể.

Cam rất giàu chất xơ, có tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Loại trái cây này còn giúp ngăn ngừa viêm loét dạ dày và trào ngược axit. Do đó hãy thêm một quả cam vào chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt nếu bạn đang có vấn đề về táo bón mãn tính. Bên cạnh đó, các thành phần trong trái cam còn giúp bạn ngăn ngừa vấn đề dạ dày.

Uống nước cam thường xuyên liệu có tốt?

Nhưng liệu lúc nào uống nước cam thường xuyên liệu có thật sự tốt? Câu trả lời là: Không!

Vì những axit đặc thù có trong nước cam, nên khi nạp quá nhiều nước cam sẽ khiến men răng bị ảnh hưởng, gây ê buốt về lâu dài. Lượng đường có trong nước cam cũng có thể gây ra đái tháo đường, dù hàm lượng đường trong cam khá thấp. Đặc biệt khi cam chua và nhiều người kết hợp thêm đường sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, đau khớp.

 

Chính vì vậy, việc uống nước cam hàng ngày hay uống 2-3 cốc mỗi ngày không phải là cách hiệu quả để phát huy tác dụng của cam.

Điều cần tránh khi uống nước cam

Không uống cùng thuốc

Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các thuốc. Và một khi mất cấu trúc hóa học đặc thù thì thuốc kháng sinh sẽ không còn sức mạnh diệt khuẩn. Bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài. Nước cam cũng có thể can thiệp vào khâu hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột.

Không uống khi bị viêm loét dạ dày

 

Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm. Hoặc nếu có uống thì nên pha loãng và uống từ từ từng ít một.

Không uống trước/sau khi ăn

Khi bạn vừa ăn xong mà uống ngay một cốc nước cam đúng là không có lợi. Vì, trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.

Thời điểm uống nước cam tốt nhất là lúc không no, không đói - tức sau khi ăn 1 - 2 giờ. Ngoài ra, cũng nên tránh uống vào buổi tối vì nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm