Món ăn bài thuốc cho người bị tiểu đường
Mách chị em cách khử mùi hôi 7 loại thịt đảm bảo món ăn thơm nức mũi, cả nhà khen ngon / Cách dùng nước mắm "đánh thức" hương vị thơm ngon của món ăn
Ốc bung củ chuối
Ốc bung củ chuối là món ăn ngon và là bài thuốc quý trị đái tháo đường dân gian thường dùng. Theo Y học cổ truyền, thịt ốc bươu có tính hàn, vị nhạt, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt, tiêu thũng, thông lâm (sỏi)… trị bệnh đái tháo đường. Củ chuối hột có tính chát trị bệnh tiêu khát rất thích hợp với những bệnh nhân đái tháo đường. Mùi vị món ăn này rất đậm đà, có đủ cả vị chua, vị chát làm giảm cảm giác khát nước, đói bụng của người mắc bệnh đái tháo đường.
Nguyên liệu:ốc bươu, thịt lợn ba chỉ, đậu phụ rán, củ chuối hột non thái nhỏ, nghệ giã vắt nước, khế, mẻ, mắm tôm, gia vị…
Cách làm:Ngâm ốc bươu trong nước vo gạo trong cho ra hết nhớt, rửa sạch, khều lấy đầu, bỏ ruột. Thịt lợn thái mỏng, ướp với mẻ và nước nghệ, thêm ốc vào ướp cùng. Củ chuối thái mỏng, ngâm nước cho ra hết nhựa rồi cho vào nồi ninh nhừ trước chừng 1-2 giờ, ăn thử thấy mềm là được.
Sau cùng cho tất cả các nguyên liệu vào, nêm gia vị vừa vặn, để chừng 30 phút cho ngấm rồi đun thêm 30 phút nữa cho ngấm đều gia vị.
Chú ý: Những người tỳ vị hư hàn (đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày), rối loạn tiêu hóa kéo dài, người có vết loét trên da thịt chưa lành… thì nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc.
2. Cháo ý dĩ (bo bo), củ mài
Nguyên liệu:Bột hoài sơn 50 g, ý dĩ 25 g.
Cách làm:Cho 2 vị này vào nồi, đổ đủ nước hầm nhừ thành cháo loãng. Chia ra làm 2 buổi, ăn khi cháo đang còn nóng trong ngày. Công hiệu của món này là ích thận, kiện tì nên thích hợp với người bị bệnh đái tháo đường do bị thận hư.
3. Canh đậu đỏ, bí đao
Nguyên liệu:Đậu đỏ và bí đao lượng đủ ăn trong một bữa.
Cách làm:Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên. Công hiệu của món này là giải độc và lợi tiểu nên thích hợp trong chứng đái tháo đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành.
4. Cháo hải sâm:
Nguyễn liệu: Hải sâm 3 con, trứng gà 1 quả, lá lách lợn 1 quả, địa phu tử 10g, ruột cây hướng dương 10g.
Chế biến: ngâm hải sâm đến khi nở ra, rửa sạch thái miếng, lá lách lợn thái lát, đập trứng gà vào bát, cho ít muối đánh trứng gà, đổ vào hải sâm và lá lách lợn, đưa lên khay hấp cách thủy cho chín, sau đó đổ vào nồi đất nấu với lượng nước vừa phải, sau khi đun sôi, lấy vải màn bọc lấy địa phu tử và ruột cây hướng dương cùng nấu nửa tiếng là được.
Công hiệu: bổ thận ích tinh, trừ hư nhiệt. Dùng trong bữa ăn hoặc dùng làm điểm tâm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo