Món ăn rất bổ dưỡng khi nấu chín nhưng nếu ăn sống sẽ dễ gây ngộ độc, nhiễm giun sán
Dấu hiệu cảnh báo gan bạn đang bị bệnh cần đi khám gấp / Bị bệnh này đừng dại dột mua thuốc tây mà hãy dùng tía tô
Hiện nay, việc ăn thực phẩm sống ngày càng được nhiều người ưa chuộng vì tâm lý sẽ hấp thu 100% dưỡng chất từ chúng. Số ít còn tin rằng các phương pháp nấu ăn truyền thống sẽ làm cho thực phẩm trở nên độc hại hơn, mất đi sự lành tính vốn có. Thế nên các món tươi sống như lẩu tái, đồ nhúng… ngày càng "mọc lên như nấm" tại nhiều nhà hàng, thực khách nào cũng yêu thích.
Tuy nhiên, đó lại chính là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc và mắc nhiều bệnh hiểm nghèo. Thực phẩm cũng có loại này loại kia, có những thứ rất tốt khi ăn sống và ngược lại. Chính vì vậy, dù có thèm tới đâu thì bạn cũng tuyệt đối không được ăn sống 5 món này kẻo hại thân, toàn là những món quen thuộc:
1. Trứng
Xếp đầu tiên là một thực phẩm khá quen thuộc với mọi nhà, mâm cơm gia đình nào cũng có. Thói quen ăn trứng lòng đào cũng được nhiều người thích, đặc biệt là khi ăn cơm tấm hoặc đập vào mì gói cho thêm phần ngon miệng. Tuy trứng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng với cơ thể, nhưng ăn sống nó ắt sẽ gây phản tác dụng và gây bệnh.
Cụ thể, trứng sống hoặc chưa chín tới có thể chứa Salmonella – một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng co thắt dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, sốt và đau đầu. Ngoài ra, trứng tái còn làm giảm khả năng hấp thụ protein và biotin khiến bạn dễ thấy nôn mửa, chán ăn hay viêm nặng trong người.
Cách tốt nhất để "hưởng" hầu hết dinh dưỡng trong trứng là chế biến thật chín. Nếu muốn ăn lòng đào thì hãy luộc kỹ, nhưng phải đảm bảo nguồn gốc trứng có xuất xứ rõ ràng và còn hạn sử dụng. Khi nấu cần phải rửa thật sạch vỏ trứng, tránh trường hợp vi khuẩn lây nhiễm vào bên trong.
2. Thịt bò, thịt heo, thịt gà
Hầu như 3 loại thịt này đều mang vi khuẩn Salmonella, E.coli và listeria gây tiêu chảy và những bệnh hiểm nghèo khác. Nếu ăn thịt chưa nấu chín, bạn cũng dễ bị lây nhiễm mầm bệnh từ mặt thớt, mặt bàn hay các dụng cụ nhà bếp. Chưa kể giun sán cũng sẽ theo đó mà vào ký sinh, phát triển trong người.
Theo Alexandra Oppenheimer Delvito – chuyên gia dinh dưỡng tại New York (Mỹ), các loại thịt này luôn phải đảm bảo nấu thật chín trong nhiệt độ tối thiểu 63 độ C. Khi ăn lẩu tươi sống hoặc các món tương tự, bạn nên nhúng vào rồi để chín hẵng vớt ra ăn. Nấu không chín cũng đồng nghĩa với việc mạo hiểm sức khỏe của bản thân.
3. Sắn
Sắn cũng là một món ăn sáng thân quen với nhiều người, nhất là các ông bà thời xưa. Không những vừa ngon vừa bùi, sắn chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ ngăn ngừa táo bón và chứa cả chất chống lão hóa. Chỉ một củ sắn vài nghìn mỗi sáng đã bao nhiêu lợi ích như vậy.
Tuy nhiên nó chỉ đúng khi bạn chế biến sắn đúng cách và ăn chín. Còn nếu ăn sắn sống, bạn đang tự tay đưa một lượng lớn acid cyanhydric gây chết người với các triệu chứng ban đầu như khó thở, liệt cơ, mất tri giác… và nặng nhất là tử vong.
Vậy nên khi chế biến sắn, bạn cần bóc sạch vỏ và ngâm kỹ vào nước một thời gian rồi mới luộc chín. Khi ăn thấy sắn có vị đắng nên bỏ đi, nên ăn sắn cùng với đường ngọt hoặc khoai lang là tốt nhất. Sắn tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không được ăn sống kẻo mang họa.
4. Hải sản sống
Nhiều nhà hàng bây giờ đã bắt đầu phục vụ các món hải sản tái sống, chẳng hạn như tôm ướp nước cốt chanh ớt để tạo thành gỏi. Tuy rất ngon nhưng chúng lại là "ổ bệnh" gây ngộ độc thực phẩm, bởi axit trong chanh không thể tiêu diệt 100% vi khuẩn bên trong được. Đặc biệt với món hàu sống tái còn chứa vi khuẩn "ăn thịt người" V.vulnificus có tỷ lệ tử vong rất cao.
Thế nên tuyệt đối không được ăn hải sản sống hoặc các loại gỏi tươi sống, nếu bạn là phụ nữ có thai hoặc miễn dịch yếu càng phải tránh. Hải sản cần được làm chín trong khoảng tối thiểu 63 - 74°C để đảm bảo an toàn.
5. Khoai tây
Khoai tây chiên là một thành phần phổ biến trong các món ăn như salad và ăn kèm các món chính. Nhưng cần biết rằng, khoai tây sống luôn chứa các chất độc có thể gây nôn mửa và đau đầu, nhất là khi chúng chuyển màu xanh và mọc mầm. Vậy nên, tuyệt đối phải nấu thật chín khoai tây rồi mới ăn kẻo mắc bệnh. Lúc chế biến cần rửa khoai tây sống thật sạch và loại bỏ các củ khoai mọc mầm hay chuyển sang màu xanh để đảm bảo không bị ngộ độc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ