Một số bài thuốc chữa say nắng hiệu quả vào mùa hè
Nửa đêm em dâu gõ cửa nhà tôi cầu xin được ngủ nhờ, đến sáng hôm sau cô ta trở mặt nói ra một điều bẽ bàng / Trưa nào anh đồng nghiệp cũng mang cơm cho nhưng tôi không thèm nhìn, ấy vậy mà chỉ một cuộc điện thoại đã làm tôi ăn hết hộp cơm
Bài 1:Lá hương nhu tươi 50g (khoảng 1 nắm), muối ăn 1g.
Cách dùng:
Rửa sạch hương nhu, cho muối vào, giã nát, cho vào 150ml nước đun sôi để nguội, nghiền kỹ, dùng vải thưa sạch lọc vắt lấy nước uống một lần. Trẻ em tùy tuổi mà uống ít đi. Sau đó 2 - 3 giờ, nếu bệnh nhân còn mệt, khát nước, cho uống thêm lần nữa.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Bài 2:Lá tre tươi 30g, lá hương nhu tươi 30g, gừng tươi 3 lát.
Cách dùng:
Cho vào ấm sắc với 300ml nước, còn 200ml cho bệnh nhân uống một lần. Trẻ em tùy tuổi mà giảm liều lượng.
Bài 3:Lá tre tươi 12g, hương nhu tươi 16g, rau má tươi 12g, củ sắn dây 12g.
Cách dùng:
Cho vào ấm, sắc với 300ml nước lấy một nửa. Người lớn ngày uống hai lần. Trẻ em tùy tuổi uống ít hơn.
Bài 4:
Tô diệp 200g, cát căn 400g, hương nhu 200g, cam thảo 60g, hoạt thạch 400g, bạch phàn (phi) 40g, trần bì 60g, bạc hà 100g, bán hạ (chế) 60g.
-Chủ trị:Cảm mạo về mùa hè do thử thấp (nắng nóng và độ ẩm) gây ra với các triệu chứng như người nóng rét, đau đầu, khát nước, nước tiểu đỏ, ho đờm, hoặc có nôn mửa, tiêu chảy…
-Cách dùng – liều lượng:Tất cả các vị phơi sấy khô, tán bột mịn, trộn đều.
+ Trẻ em: 1-5 tuổi mỗi lần uống 2-4g.
- 6-10 tuổi mỗi lần uống 4-6g.
- 10-16 tuổi mỗi lần uống 6-8g.
+ Người lớn mỗi lần uống 8-12g.
Ngày uống 2 lần (sáng, chiều), hãm với nước sôi, gạn lấy nước thuốc uống (nếu uống bột không hãm thì giảm liều xuống một nửa).
Uống xong nằm nghỉ thấy ra mồ hôi thì ngừng thuốc.
-Kiêng kỵ:Không ăn chất cay nóng và sống lạnh.
Trường hợp sốt cao mê sảng, sốt âm ỉ, sốt về đêm, ít ngủ, táo và trường hợp cảm lạnh về mùa đông không dùng.
Rau má
Rửa sạch rau má tươi, ngâm muối để loại bỏ các chất độc hại bám trên bề mặt lá. Đem giã lấy nước uống và thêm vào đó vài hạt muối. Lọc lấy phần nước để uống còn bã thì dùng đắp lên thái dương và gan bàn chân hiệu quả.
Lá sen tươi
Lá sen tươi rửa sạch, ngâm nước muối để loại bỏ các chất độc hại. Giã nát lá sen. Cho thêm vào đó vài hạt sen. Tiếp đến nên lọc nước lá sen tươi để uống.
Phòng tránh cảm nắng như thế nào?
Theo Lương y Đình Thuấn để phòng tránh cảm nắng nên áp dụng các biện pháp sau:
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát giúp cơ thể thông thoáng mồ hôi, ổn định thân nhiệt, hạn chế việc say nắng.
- Tránh ra ngoài đường vào giữa trưa sang chiều là lúc nhiệt độ ánh nắng mặt trời cao nhất, thời điểm này rất dễ bị say nắng.
- Uống nhiều nước (2,5-3 lít nước mỗi ngày) bất kể là nước lọc hay nước hoa quả, nếu là các loại nước giải nhiệt càng tốt.
- Tránh các hoạt động thể chất mạnh, lao động nặng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, thần kinh căng thẳng kết hợp với thời tiết nắng nóng rất dễ bị say nắng.
- Dùng thường xuyên các loại nước uống có tác dụng giải nhiệt như nước mía, nước bột sắn dây, nước ép bí đao nước chanh leo…
- Bổ sung các loại trái cây chữa say nắng hiệu quả chứa nhiều các loại Vitamin như: Táo, dưa hấu, đào chín, xoài xanh..
- Rau củ có đặc tính mát và giải nhiệt như bí ngô, bí đao, cà chua, đỗ xanh, bí ngô, mướp đắng…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời