Mùa hè ăn nhiều loại rau này vừa giải độc, thanh nhiệt, hạ huyết áp, vừa là “món trường sinh” mà ít ai biết
6 loại rau “bình dân” nhưng quý như nhân sâm giàu dinh dưỡng, ít phun thuốc trừ sâu / 4 loại rau củ ít thuốc trừ sâu tới không ngờ: Đi chợ nhìn thấy chị em phải mua liền
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diện tích băng ở các cực liên tục giảm, đồng thời nhiệt độ trung bình toàn cầu liên tục tăng.
Cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh (Met Office) đã đưa ra dự báo, 2023 sẽ là một trong những năm nóng kỷ lục, với nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,08 độ C đến 1,32 độ C. Đây khả năng là năm thứ 10 liên tiếp nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1 độ C so với mức trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp, kèm theo đó là tính bất ổn định cao của khí quyển trên quy mô toàn cầu, khu vực.
Dự báo hiện tượng El Nino có thể xuất hiện vào nửa cuối năm 2023 và duy trì đến năm 2024 với xác suất khoảng 70-80%.
Ảnh minh họa: Internet
Trước mùa hè nóng bức như vậy, dưa hấu, nước giải khát, điều hòa… đã trở thành trang bị thiết yếu cho mọi người vượt qua giai đoạn này. Đồng thời, mọi người cũng cần ngăn ngừa tình trạng "nóng trong" bằng cách chú ý chế độ ăn uống, thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Nếu không sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể và gây khó chịu cho cả ngày dài.
Trong đó, có một loại thực phẩm dân dã, quen thuộc, cực kỳ tốt cho mùa hè. Đó chính là: Rau sam.
Rau sam còn được gọi với các tên khác trong dân gian như: mã xỉ hiện, trường thọ thái hay mã xỉ thái,... Đây là một loại cây thân cỏ, thường mọc dại tại các vùng đất ẩm ướt.
Rau có vị chua, mát và không đắng. Trừ phần rễ thì các bộ phận còn lại của rau đều có thể đem đi chế biến. Ngoài việc được sử dụng như một loại thực phẩm đơn giản, rau sam còn được đánh giá là một vị thuốc quý với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Rau có tính mát nên có tác dụng rất tốt với việc thanh lọc và giải nhiệt cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng rau sam với nhiều cách chế biến khác như nấu canh, ép nước uống, sắc nước,...
Điều hòa huyết áp Với hàm lượng khá cao Omega-3 và Kali, rau có tác dụng tốt với việc cải thiện sức khỏe tim mạch, hạn chế tình trạng rối loạn nhịp tim, điều chỉnh hàm lượng cholesterol có trong máu và giúp huyết áp được ổn định hơn,...
Bảo vệ hệ thần kinh
Một trong những tác dụng hàng đầu của rau sam được chứng minh là khả năng bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson. Nguyên nhân là do các thành phần được tìm thấy trong rau có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, giảm quá trình chết đi của tế bào thần kinh trong cơ thể.
Bên cạnh đó, các chất trong rau sam cũng có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh do tình trạng thiếu oxy gây ra, cũng như ức chế enzym acetylcholinesterase - chất thường gặp đối với người mắc Alzheimer. Do đó, sử dụng rau cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị Alzheimer.
Khả năng chống viêmVới sự có mặt của omega-3, các chất nhầy và chất khoáng, rau có tác dụng tốt với việc giảm đau, chống viêm. Đặc biệt là với các tình trạng đau do tiêu hóa hay các bệnh liên quan đến đường tiết niệu.
Ảnh minh họa: Internet
Theo kết quả của một số nghiên cứu, việc sử dụng rau sam có thể giúp cải thiện tình trạng của người mắc đái tháo đường type 2. Bởi rau có tác dụng giảm các axit béo tự do có trong máu, giảm tình trạng kháng insulin trong cơ thể, giảm đường huyết đói và giảm tăng men gan.
Hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóaVới chất này có sẵn, rau sam được đánh giá là hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa và tiết niệu, cải thiện tình trạng táo bón, đường ruột,... Ngoài ra, rau cũng có tác dụng đào thải chất dịch dư thừa trong cơ thể, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn.
Củng cố hệ thống xương khớpTrong rau có chứa hàm lượng cao canxi tốt cho sự chắc khỏe của hệ thống xương khớp. Cùng với đó, vitamin E và chất glutathione có tác dụng bảo vệ màng tế bào khỏi sự ảnh hưởng của tác yếu tố gây hại.
Phòng chống ung thưCác hợp chất như cerebroside, polysacarit, alkaloid và homoisoflavonoid được tìm thấy trong rau có vai trò loại bỏ các tế bào gây ung thư và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể.
Một số tác dụng khác
Chống nhiễm trùng;
Hỗ trợ các vết thương do côn trùng cắn;
Làm chậm các quá trình oxy hóa trong cơ thể;
Phòng ngừa bệnh gút;
Hỗ trợ điều trị hen suyễn…
Lưu ý khi sử dụng
Tuy có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng mặt khác, không phải ai cũng có thể ăn rau sam. Chẳng hạn như những người có bụng dạ yếu, lạnh bụng, hay bị tiêu chảy thì không nên dùng rau sam. Nhóm người đang điều trị hay mắc bệnh sỏi thận vì tuyệt đối tránh xa vì trongloại rau này có chứa oxalate, một chất có khả năng gây sỏi thận khi tiêu thụ quá nhiều.
Ngoài ra, khi chế biến rau sam, bạn không nên nấu kỹ vì sẽ làm phân hủy dinh dưỡng có trong rau
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ