Mùa nước nổi, người dân miền Tây hái bông điên điển thu tiền mỏi tay
Làm giàu khác người: Tóc dài Bến Tre bỏ phố về quê với...gáo dừa / Bỏ đốt lò gạch thủ công, làm giàu bằng trồng “rau Hoàng Đế”
Cây điên điển là loại cây hoang dã, sau đó được người dân trồng phát triển thêm. Cây với những chùm hoa vàng rực đặc trưng trở thành dấu hiệu nhận biết mùa lũ. Cây điên điển sống quanh năm, mùa thu hoạch bông chính vụ là vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm. (Ảnh: Dân Việt)
Sản lượng bông điên điển dựa vào độ nước dâng cao hay thấp. Nước dâng cao, lượng dưỡng chất cho cây càng lớn thì sản lượng bông càng tăng. (Ảnh: Dân Việt)
Anh Trần Văn Sang, người có nhiều năm kinh nghiệm trồng điên điển lấy bông tại Châu Phú, An Giang cho hay: “Thu nhập từ loại cây này rất tốt, công chăm sóc ít. Món đặc sản ngày càng được thị trường ưa chuộng".(Ảnh: Dân Việt)
Hiện gia đình anh Trần Văn Sang đang có diện tích trồng cây điên điển khoảng 1000m2 nước. Mỗi ngày gia đình anh hái được 30kg bông, giá bán ra vào dịp cuối vụ là 25.000 đồng/kg. Ước tính vụ bông năm nay anh thu lãi về khoảng 50 triệu đồng. (Ảnh: Dân Việt)
Trẻ em miền Tây tham gia công việc thu hoạch bông điên điển phụ giúp gia đình (Ảnh: Dân Việt)
Theo kinh nghiệm của người dân, hái bông điên điển nên hái vào buổi nửa đêm, từ 11h đêm hôm trước cho đến 10h sáng hôm sau. Đây là lúc hoa tươi ngon, bông mới hé nhụy và cũng là thời gian để người dân hái bông kịp cho buổi chợ ngày hôm sau. Tới trưa là khoảng thời gian bông điên điển nở, bông không còn độ bùi thơm. (Ảnh: Dân Việt)
Anh Nguyễn Văn Vân, huyện Châu Thành (Tiền Giang) cho biết: “Vào cuối mùa nước nổi, bông ngày càng khan hiếm. Hai vợ chồng tôi tranh thủ đi hái từ chập tối. Mỗi người hái được khoảng 7,5kg – 10kg, có người năng suất hái được 12kg/buổi. Năm nay nước dâng cao, bông ra nhiều, hái bông không ngơi tay, vì vậy thu nhập cũng kha khá”. (Ảnh: Dân Việt)
Bông điên điển được bán với giá 30.000 - 40.000 đồng/kg, rất hút hàng. (Ảnh: Báo Hậu Giang)
Hiện nay chủng loại và diện tích của đặc sản “mai vàng mùa nước nổi” ngày càng mở rộng, cây cho bông rất sai, nhờ vậy đã giúp rất nhiều người dân nghèo ở vùng lũ tăng thêm thu nhập. (Ảnh: Sức khoẻ & Đời sống)
Cá linh và bông điên điển là đặc sản mùa nước nổi. (Ảnh: Zing)
Đặc thù của bông điên điển là mỗi năm chỉ nở một lần vào mùa lũ, thời gian ra bông cũng không dài, chỉ khoảng 2-3 tháng. Tuy là cây hoang dã đồng quê, nhưng bông điên điển mang hương vị thơm ngon, giòn rất ấn tượng nên được nhiều người tìm mua. (Ảnh: Zing).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 27 tháng 12: Thần Tài gõ cửa, 3 con giáp đổi đời với tài vận thăng hoa
Tử vi ngày 27/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý rực rỡ thành công, tuổi Thân cần đề cao cảnh giác
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn
Quảng Ninh: Chú rể cầm lái 'ngựa hoang' Ford Mustang tông vào dải phân cách nát đầu xe
3 công dụng khi cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió, rất ít người biết
CLIP: Cô gái thưởng thức món đặc sản côn trùng sống, khiến nhiều người lạnh gáy