Mũi tiêm 'đẻ không đau' có ảnh hưởng gì không?
Thấy có 5 dấu hiệu này, hãy cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm đang "đứng chờ trước cửa" / Chồng đồng ý để người chị bị trầm cảm của tôi về ở cùng, tôi vui mừng tột bậc cho đến khi đọc những dòng tin anh gửi cho chồng chị
Đẻ không đau là gì?
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng là kỹ thuật giảm đau hiệu quả nhất hiện nay mà sản phụ vẫn tỉnh táo khi sinh, áp dụng giảm đau trong chuyển dạ tự nhiên, còn gọi là đẻ không đau.
Đa phần, phương pháp gây tê ngoài màng cứng được thực hiện khi cổ tử cung của sản phụ mở từ 3 đến 8 cm, nhưng cũng có thể được thực hiện sớm hơn nếu sản phụ cảm thấy đau nhiều hoặc trong một số trường hợp bệnh lý của người mẹ. Một vài trường hợp “đẻ không đau” cũng được thực hiện khi cổ tử cung đã mở nhiều hơn 8cm, miễn là em bé vẫn chưa xuống quá sâu trong khung chậu của mẹ.
"Đẻ không đau" sẽ giúp các sản phụ bớt nỗi sợ hãi khi sinh nở và mệt mỏi sau sinh, giảm đáng kể lượng oxy không cần thiết cho sản phụ. Hạn chế xác suất thai nhi bị ngạt và chết trong bụng mẹ...
Tuy nhiên, tùy cơ địa của sản phụ mà mức độ đáp ứng thuốc khác nhau. Ví dụ có người sẽ cảm thấy cơn đau được kiểm soát dưới 3-4 điểm, còn có người sẽ không thấy đau đớn gì nữa.
Những người không nên tiêm gây tê màng cứng
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau hiện tại rất phổ biến. Tuy nhiên những trường hợp dưới đây, mẹ sẽ không thể thực hiện phương pháp này:
Mẹ bị sốt cao
Bệnh nhân tăng áp lực nội sọ
Sản phụ có chức năng đông máu bất thường
Sản phụ bị giảm thể tích tuần hoàn hoặc hạ huyết áp.
Tiêm thuốc đẻ không đau có hại không?
Đối với sản phụ, những tác dụng phụ có thể xảy ra khi gây tê ngoài màng cứng đó là có thể cảm thấy một chút khó chịu tạm thời do giảm huyết áp, đôi khi có thể lạnh run, ngứa, tê chân, hai chân hơi nặng hoặc khó khăn khi nhấc chân lên. Sản phụ có thể cảm thấy khó khăn một chút khi tiểu và có thể phải đặt ống thông tiểu. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ điều trị có thể giảm thiểu những nhược điểm này hoặc thậm chí loại bỏ chúng hoàn toàn.
Đau lưng chính là điều lo lắng nhất của sản phụ cũng như người thân khi họ tìm hiểu về phương pháp đẻ không đau bằng gây tê ngoài màng cứng. Về phương diện khoa học, không một nghiên cứu nào chỉ ra rằng đau lưng sau sinh là do gây tê ngoài màng cứng.
Trên thực tế, 50% sản phụ không dùng phương pháp đẻ không đau khi sinh vẫn gặp chứng đau lưng. Đau lưng có thể do những nguyên nhân sau: biến đổi hình dạng cột sống khi mang thai, giãn dây chằng vùng cột sống lưng, tư thế không phù hợp trên bàn sinh... Nếu đau do gây tê ngoài màng cứng tại vị trí tiêm, cơn đau sẽ tự hết trong 48 giờ.
Đối với trẻ sơ sinh, thuốc tê sử dụng để gây tê ngoài màng cứng hoàn toàn không gây nguy hiểm gì cho bé.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát