Thấy có 5 dấu hiệu này, hãy cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm đang "đứng chờ trước cửa"
Cách chọn mua gà - vịt ngon thịt và không bị bệnh / 4 cách đuổi kiến ra khỏi nhà trong "tích tắc", một đi không quay lại
Thường xuyên buồn tiểu
Theo bác sĩ nội tiết Mary Vouyiouklis Kellis (thuộc Cleveland Clinic, Mỹ), khi nồng độ đường trong máu trở nên quá cao, cơ thể sẽ tự động tìm cách loại bỏ lượng đường này. “Nước đi theo đường, vì vậy bạn sẽ mất lượng nước tiểu lớn”, bà Mary cho biết. Vì vậy nếu đột nhiên đi tiểu quá nhiều mà không có nguyên nhân rõ ràng, ví dụ thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu, bạn nên đi khám bác sĩ.
Thường xuyên khát nước
Như đã giải thích ở trên, việc đi tiểu quá nhiều sẽ dẫn tới một khả năng là cơ thể bị mất nước. Theo bác sĩ nội tiết Poorani Goundan tại Trung tâm Y tế Boston (Mỹ), rất nhiều người không biết bản thân mắc bệnh tiểu đường đã giải khát bằng đồ uống có đường khiến tình hình thêm trầm trọng vì làm tăng thêm lượng đường trong máu.
Những dấu hiệu cơ thể mất nước bao gồm nước tiểu sẫm màu, sụt cân và cảm giác khát cháy cổ. Do đó, nếu thường xuyên cảm thấy khát đi kèm với việc thường xuyên buồn tiểu, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để xét nghiệm tiểu đường.
Mắt bị mờ
Cả tiền tiểu đường và tiểu đường có thể tác động tiêu cực đến thị giác của bạn. Khi lượng đường trong máu dao động mạnh từ cao xuống thấp sẽ khiến chất lỏng rò rỉ vào mắt. Điều này xảy ra vì cơ thể đã hoạt động quá mức để lấy càng nhiều nước càng tốt từ các tế bào nhằm loại bỏ lượng đường dư thừa. Cuối cùng việc này gây ảnh hưởng đến đôi mắt, khiến mắt sưng lên, thay đổi hình dạng và giảm tầm nhìn.
Mệt mỏi cực độ
Giống như cách mà lượng đường trong máu dư thừa có thể dẫn đến đói thì cơ thể cũng có thể kiệt sức theo kiểu tương tự. Khi cơ thể không nhận được nhiên liệu cần thiết, mặc dù ăn đầy đủ bữa ăn, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy mệt mỏi. Triệu chứng này cũng có thể làm trầm trọng thêm các nguy cơ khác đối với tiền tiểu đường.
Nhưng khi sự mệt mỏi là mãn tính bạn sẽ khó hoạt động thể chất hơn. Lối sống ít vận động và chế độ ăn uống kém là hai yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với tiền tiểu đường.
Tê bì chân tayTheo thống kê năm 2017 của Diabetes Care, hiện tượng cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân tê bì hoặc có cảm giác châm chích xảy ra ở hơn một nửa bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2. Nguyên nhân là do tiểu đường làm giảm lượng máu lưu thông tới các chi và dần dần làm hư hại các mạch máu và dây thần kinh tại đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ