Đời sống

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là gì, mách mẹ cách điều trị hiệu quả tại nhà

Mụn trứng cá thường gặp sau khi sinh khoảng 1-2 tuần khiến bé quấy khóc, bỏ bú, tăng cân chậm.

Sợ mất quyền nuôi con, chán chồng vẫn không dám bỏ / Bố đơn thân chắt chiu nuôi con 5 năm, đến khi làm hộ khẩu mới phát hiện sự thật cay đắng bị vợ giấu

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là gì?

Sau khi sinh khoảng một tuần hoặc mới sinh sẽ xuất hiện các mụn nhỏ li ti tại trán, mặt, chân tay... Những chiếc mụn này sẽ tự mất sau vài ngày và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé cả, nhưng bên cạnh đó có một số loại mụn sẽ không biến mất đi khiến cho mẹ lo lắng.

Thông thường những đốm mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có thể bị bao bọc bởi một vùng da hơi tấy đỏ. Nhưng chiếc mụn này càng ngày càng gây khó chịu cho trẻ, da trẻ bị kích ứng, khiến bé trở nên khó tính dễ quấy khóc bỏ bữa.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một số loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị mề đay: Khi mẹ thấy trên da của bé xuất hiện bệnh có có biểu hiện như phát ban trên da, các nốt mụn như muỗi đốt, gây ngứa ngáy khó chịu. Với trẻ sơ sinh có thể mắc mề đay từ rất sớm nên các mẹ cần lưu ý.

Trẻ bị rôm sảy: Khi bệnh xuất hiện trên cơ thể trẻ bị nóng quá, những nốt rôm sảy xuất hiện ở trán, cổ, các nếp da kín của trẻ khiến trẻ trở nên khó tính hơn. Với những nốt rôm sảy có hình tròn, màu đỏ, mọc nhiều, lít chít trên da làm bé ngứa ngáy nóng rát. Mẹ cần phải giữ mát, thoáng cho cơ thể trẻ sẽ giúp các nốt rôm sảy biến mất trong vài ngày hoặc 1 tuần

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị mụn trứng cá

 

Nếu như bé sơ sinh nhà bạn bị mụn trứng cá hay các loại mụn nốt nói trên, cha mẹ cần biết cách chăm sóc và điều trị để trẻ sớm khỏi mụn và hạn chế tối đa mụn có thể lây ra nhiều chỗ khác trên cơ thể của bé. Mẹ nên lưu ý cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá như sau:

Mẹ không nên dùng các loại thuốc trị mụn mà không có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ nếu dùng bừa bãi có thể khiến bệnh tình của bé thêm nặng.

Khi chăm sóc vết mụn của bé mẹ không lau chùi quá mạnh, cọ xát hoặc tác động lực lên mụn khiến cho vết loét ngày càng lan rộng trên da bé. Hành động này có thể khiến cho việc kích ứng da, khiến mụn trở nên nghiêm trọng và dễ lây lan hơn rất nhiều.

Mẹ cũng không xoa các loại lotion có chứa dầu lên da có mụn của trẻ. Tất cả các loại kem xoa đều mẹ dùng cho bé cần có hướng dẫn sử dụng của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Mẹ không nên lấy nước bọt bôi lên vùng da bị mụn, hay pha nước muối loãng rửa cho bé dễ gây viêm loét nặng hơn. Bởi trong nước bột nước muối có chất làm kích ứng, kích thích với ra của bé khiến bênh tình nặng hơn .

 

Mẹ nên rửa mặt cho trẻ bằng nước sạch, xà bông nhẹ chuyên dùng cho trẻ sơ sinh, rửa sạch, lau khô nhẹ nhàng để da bé cảm thấy thoải mái nhất.

Nếu như bé bị mụn quá dài mà không khỏi mẹ nên đưa bé đi khám da liễu để được chăm sóc an toàn nhất có thể.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm