Muốn đẹp da, phái đẹp cần tắm bằng những loại thảo dược này
“Đánh bay” chứng mất ngủ với những loại thảo dược quen thuộc ngay tại nhà / 10 thảo dược giúp tóc mọc nhanh
Tắm nước gừng giúp sát khuẩn, chống ho, đau nửa đầu do lạnh, giúp da hồng hào do làm khí huyết lưu thông tốt hơn. Ảnh: T.L
Các loại thảo dược tắm tốt mùa Đông tại vườn nhà
Theo lương y Phúc Toàn Anh (Hội Đông y Hà Nội), ở đồng bằng có nhiều loại thảo dược tắm đẹp da, giúp nhiều người bật tôn màu da. Bạn có thể lựa chọn các loại thảo dược sau.
Lá dâu
Các tài liệu Đông y, lá dâu nên chọn thời điểm cuối thu khi lá già sẫm, sương rơi dày là tốt nhất. Chọn khoảng 200g lá dâu (rửa sạch, đun sôi kỹ) để nước nguội bớt thì đổ vào bồn tắm ngâm mình thư giãn khoảng 20 phút thì tắm sạch lại bằng nước sạch.
Theo ông Phúc Toàn Anh, phụ nữ tắm nước lá dâu giúp trắng, mịn da, se khít lỗ chân lông, giải quyết hậu quả đi xông hơi nhiều lỗ chân lông mở (không đóng lại được nên dễ bị cảm nhiễm, sinh bệnh).
Với người da khô, để làm trắng da và dưỡng ẩm có thể dùng lượng lá dâu trên xay nát, chắt lấy nước, thêm một ít mật ong thoa đều lên toàn cơ thể rồi massage nhẹ nhàng. Sau 20 phút thì tắm lại bằng nước ấm và bôi kem dưỡng da.
Các thầy thuốc Đông y thường dùng lá dâu tằm làm dược liệu làm đẹp cho mắt dùng cho người làm việc nhiều với máy tính. Hãy hấp lá dâu đắp lá lên mắt và mặt có thể giải tỏa căng thẳng, tăng dần thị lực, sáng mắt.
Rau mùi
Theo Đông y, nước rau mùi già giúp làm ấm cơ thể, khí huyết lưu thông tốt hơn, thải độc cơ thể, phòng ngừa được nhiều bệnh dịch hay bùng phát vào mùa Đông rất hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn.
Tắm nước rau mùi già giúp da thơm, sáng mịn đẹp, tinh thần thoải mái, chống viêm nhiễm, phòng chống bệnh truyền nhiễm mùa Đông… Đặc biệt vui vẻ hưng phấn tự tin, hấp dẫn cho cả nam và nữ.
Lưu ý là phải rửa sạch lá, hạt mùi trước khi đun sôi kỹ. Không nên tắm nước lá mùi quá đặc, mà hãy hòa thêm nước ấm.
Tắm nước gừng
Gừng giúp sát khuẩn, chống ho, đau nửa đầu do lạnh, giúp da hồng hào do làm khí huyết lưu thông tốt hơn. Lưu ý không tắm nước gừng cho trẻ sơ sinh vì da trẻ nhạy cảm, dễ bỏng da, lỗ chân lông giãn nở làm vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Người bình thường dùng gừng tươi giã nát, pha với nước ấm để tắm sẽ có nhiều lợi ích như: Trị mụn, lưu thông máu tốt, hương thơm "bám" vào da làm giảm mùi hôi cơ thể. Gừng có chất chống viêm, sát trùng nên giúp da khỏe, tránh được sẹo do tổn thương mụn trứng cá.
Hãy ngâm mình trong bồn tắm nước ấm với gừng, hít hơi nước bốc lên sẽ thông mũi, dễ thở, thư giãn, tăng sức đề kháng chống lại các chứng cảm lạnh thông thường, hữu ích trong việc điều trị đau đầu và chóng mặt.
Lưu ý là tắm nước ấm với gừng chỉ nên 2 lần/tuần. Trước và sau khi tắm cần uống đủ nước và không nên tắm quá lâu để tránh mất nước cơ thể.
Người có bệnh mãn tính như cao huyết áp, có vấn đề tim mạch... cần có tư vấn của bác sĩ trước khi muốn tắm nước ấm với gừng.
Vỏ bưởi (hoặc vỏ cam, quýt)
Vỏ bưởi gội đầu sẽ kích thích tóc mọc nhanh, ngừa xơ rối, giúp sạch thơm da, trắng da, ngừa các chứng bệnh thời khí. Đơn giản và hiệu quả là lấy vỏ bưởi đun sôi kỹ. Đổ nước vỏ bưởi nguyên chất vào bát tô rồi trùm khăn kín đầu hơ trên bát nước bưởi, kết hợp thư giãn – massage 10 phút để tinh dầu bưởi và dưỡng chất thấm sâu vào da. Rửa mặt lại bằng nước sạch. Cách này dưỡng da và kích thích hình thành collagen, tái tạo làn da.
Vỏ bưởi kết hợp với lá sả, bồ kết, lá hương nhu tắm gội còn giúp bảo vệ da, chống viêm sưng, tăng sức đề kháng, ngừa cảm lạnh…
Trong bồ kết khi đốt có khói có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh nên không sử dụng.
Lá thuốc tắm của người Dao
Bài thuốc lá tắm quanh năm kỳ diệu của người Dao được chị em rất ưa chuộng vì làm se lỗ chân lông và mịn da. Nếu bị mụn nhọt mẩn ngứa tắm thường xuyên da sẽ sáng đẹp, mềm mại tự nhiên, tạo thơm cơ thể… Đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh sớm sạch sản dịch, phòng sản hậu, sản mòn, tái tạo cơ địa tốt, mau gọn gàng.
Với phụ nữ sau sinh: Kinh nghiệm của người Dao là sau 3 ngày trở đi chị em tắm được (nếu mổ đẻ thì đợi vết mổ lành mới nên tắm). Mỗi túi thuốc có phần thân và phần lá, chia cả 2 phần này làm 5 lần đun. Cho thuốc vào nồi nước to, đun sôi kỹ rồi đổ ra chậu để nguội vừa tắm. Trước khi tắm nín thở uống 3 hớp nước thuốc. Mấy ngày đầu sau sinh chỉ múc nước thuốc tưới lên người, dùng khăn mềm lau nhẹ cơ thể, tránh kì cọ mạnh. Sau vài ngày mới ngâm mình vào chậu nước thuốc và múc nước thuốc dội khắp người.
Khi tắm lá thuốc kiêng uống rượu bia. Phụ nữ có thai hoặc đang kỳ kinh kiêng tắm lá này.
- Những người mắc bệnh về da, viêm da cơ địa, da trầy xước, bong tróc da, nhiễm trùng da… không nên tắm các loại nước lá nói chung.
- Dịp Tết bệnh sởi hay mắc, các mẹ không nên tắm cho trẻ mắc bệnh sởi, sốt, mọc ban và cả khi sởi vừa bay-bởi quan niệm tắm lá mùi trị sởi chưa có bằng chứng khoa học.
- Không tắm nước thảo dược khi vừa ăn no vì dẫn đến tiêu hóa kém, chóng mặt…
- Trước khi tắm thảo dược, hay bất cứ loại lá nào cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo