Đời sống

Muốn giàu có, cần loại bỏ ngay 10 thói quen này

Nhà nghiên cứu Tom Corley luôn quan tâm đến sự khác biệt giữa thói quen của người giàu và người nghèo. Ông đã dành 5 năm nghiên cứu cả 2 nhóm và đưa ra những kết luận thú vị.

Nếu còn cố chấp giữ thói quen này, đừng mơ sẽ có được hạnh phúc / Những loại quả là khắc tinh của tế bào ung thư, ai cũng nên biết để ăn sớm, khỏe sớm

Không gặp người mới

68% người giàu nói rằng họ thích gặp gỡ những người mới. Chỉ có 11% người nghèo nói như vậy.

Hầu hết những người đạt được sự ổn định tài chính đã nỗ lực hết sức có thể để tạo ấn tượng tốt về bản thân và giữ hình ảnh đẹp trong mắt mọi người. Họ không quên chúc mừng những người mới và những người bạn cũ vào các ngày lễ hay những dịp quan trọng khác.

Muốn giàu có, cần loại bỏ ngay 10 thói quen này

Ảnh minh họa

Tin vào số phận

Bạn có thể dựa vào may mắn hoặc số phận trong những trường hợp rất hiếm, nhưng khi nói đến những vấn đề thực sự quan trọng, những người giàu nghĩ rằng họ tự xác định con đường sống của mình.

90% người nghèo đổ lỗi cho số phận vì những bất hạnh của họ và các yếu tố khác mà họ không thể kiểm soát. Để cải thiện tình hình tài chính, thay vì đầu tư cho giáo dục, hoàn thiện bản thân thì họ lại chi tiền vào sự mê tín hay những tờ vé số may rủi.

Ghét công việc của mình

"Tôi yêu những gì tôi làm!" - Đây là điều mà 85% những người thành công về tài chính chia sẻ. Người nghèo luôn nhìn thấy nhiều bất lợi trong công việc của họ.

 

Những thái độ, suy nghĩ tiêu cực về công việc sẽ khiến bạn khó mà tăng được thu nhập cá nhân. Nếu bạn không thích công việc bạn đang làm, bạn nên thay đổi nó chứ đừng phàn nàn.

Không chú ý đến sức khỏe bản thân

Những người giàu có dành rất nhiều thời gian cho sức khỏe của mình. 76% người thành công tập thể dục 4 lần một tuần, chế độ ăn uống cân bằng và không có thói quen xấu. Trong số những người có thu nhập thấp, chỉ có 13% thấy mối liên hệ giữa sức khỏe tốt và thành công.

thoi quen cua nguoi giau Giadinhvietnam (3)

Không chấp nhận rủi ro

Chỉ có 6% người nghèo đồng ý chấp nhận rủi ro để cải thiện tình hình tài chính của họ. Và hơn 50% những người giàu đồng ý chấp nhận rủi ro tương tự. Hơn thế nữa, nhiều người giàu nhận thấy rằng ít nhất một lần trong đời họ gặp rủi ro dẫn đến thất bại lớn, nhưng họ đã cố gắng tiến lên thay vì đứng yên một chỗ.

 

Xem chương trình thực tế

8% những người nghèo thích các chương trình khai thác đời tư của người khác, trong khi chỉ 6% người giàu có sở thích này.

Những người giàu không thích xem TV nhiều và phần lớn họ chỉ xem dưới 1 tiếng mỗi ngày. Họ cũng không lãng phí thời gian để lướt mạng xem những điều vô bổ, không mang lại gì cho bản thân.

Lười đọc sách

Nhà văn Dostoyevsky từng nói: “Không đọc nghĩa là không suy nghĩ”. 88% người giàu đồng ý với điều này.

 

thoi quen cua nguoi giau Giadinhvietnam (1)

Tỷ phú Bill Gates đọc sách mỗi ngày.

Họ đọc sách về phát triển bản thân, tài liệu chuyên nghiệp và văn học lịch sử trong ít nhất 30 phút mỗi ngày. Chỉ có 2% người nghèo dành nhiều thời gian này để đọc sách.

Thức dậy muộn

Chuyên gia Tom Corley thấy rằng hơn một nửa số doanh nhân có thu nhập cao thức dậy trước 3 giờ so với giờ làm việc, đó vào khoảng 5 giờ sáng.

Họ dành thời gian này để lên kế hoạch cho những việc họ cần làm, các dự án cá nhân và tập thể dục.

 

Nhiều người thành công mất 10-15 phút để thiền hoặc đơn giản là nghĩ về điều gì đó trong im lặng. Thức dậy sớm không có nghĩa là không ngủ đủ. 89% người giàu có ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.

Tiếp xúc với người tiêu cực

Người thành công chọn giao tiếp với những người truyền cảm hứng cho mình. Hãy kết bạn với những người giỏi hơn mình và học hỏi từ họ. Bạn có thể tham gia tình nguyện, đến những chương trình, sự kiện văn hoá để gặp gỡ thêm nhiều người giỏi.

Tiêu xài hoang phí

Hầu hết những người nghèo chi tiêu nhiều hơn số tiền họ kiếm được. Nhiều người mua xe, điện thoại đắt tiền và những thứ khác xa xỉ khác bằng thẻ tín dụng dù đó là những thứ không thực sự cần thiết hay thậm chí họ không đủ khả năng chi trả.

 

Những người giàu có thường phân phối thu nhập theo tỷ lệ:

20% - Tiết kiệm tài khoản

25% - Trả tiền thuê nhà hoặc thế chấp

15% - Thực phẩm

10% - Giải trí

 

5% - Dịch vụ xe hơi

Phần còn lại được dành cho các khoản như quần áo, thuốc men và giáo dục.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm