Muốn hoa hồng nở rực rỡ vào Tết? Khám phá bí quyết chăm sóc chuẩn chỉnh!
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì? / Rổ rau rất dễ bẩn và khó rửa, bà dạy tôi một mẹo, ngâm vào đó 5 phút là trông như mới
Hoa hồng là loài hoa kiểng từ lâu được nhiều người yêu thích, bởi các ưu điểm như: bông hoa có hương thơm, sắc màu đẹp, nở quanh năm, không tốn công chăm sóc nhiều… Nên được mệnh danh là nữ hoàng các loài hoa.
Trong độ khoảng 5 năm trở lại đây, ngày càng có nhiều các giống hồng ngoại du nhập về Việt Nam điển hình như hồng Kate, Aoi, Juliet… Khiến cho giới chơi hoa hồng ngày càng đa dạng, mang nhiều màu sắc mới.
Đặc biệt, trong thời điểm Tết Nguyên đán đang đến gần. Và nhiều bạn đang sở hữu loài hoa này, đang tìm cách chăm sóc hoa hồng nở ra hoa đúng dịp Tết, nhưng không biết bắt đầu từ đâu.
Sau đây, hãy học cách chăm sóc hoa hồng để đón Tết Nguyên đán từ một mẹ đảm nhé: "Cách chăm sóc phần gốc giúp hoa hồng nở đúng dịp Tết: Một cái cây có khỏe tốt thì mới cho ra nhiều hoa được phải không nè?
Vì vậy, chúng ta cần phải chú ý chăm sóc đầy đủ cho cây hoa hồng. Việc chăm sóc cần bắt đầu từ gốc tới ngọn. Đảm bảo bộ rễ sinh trưởng mạnh thì cây mới có thể lực tốt được. Để giúp cây hoa hồng có rễ chắc khỏe thì cần:
Chỉ cần biết cách chăm sóc, hoa hồng sẽ nở đúng vào dịp Tết Nguyên đán.
Đất trồng hoa hồng:
Tuy cây hoa hồng là loại ưa nước, nhưng cây cũng rất sợ đất úng, dễ gây thối rễ. Bạn cũng cần phải tạo đất trồng có khả năng thoát nước, độ tơi xốp thoáng khí để giúp rễ cây khỏe mạnh, không bị ngợp.
Bạn có thể kết hợp đất thịt với các loại giá thể khác để tạo hỗn hợp đất trồng hoa riêng của mình, ví dụ như công thức:
+ 2 phần đất thịt tự nhiên + 2 phần phân bò hoai mục.
+ 1 phần xỉ than tổ ong + 1 phần xơ dừa + 1 phần vỏ trấu hun.
Ngoài ra có thể thêm đá trân châu hoặc đá pumice để tăng độ tơi xốp. Các loại giá thể này bạn cần phải xử lý nhiều công đoạn trước khi sử dụng.
Hoặc bạn sử dụng đất trồng hoa hồng chuyên dụng có bán tại các đại lý, cửa hàng. Việc dùng đất trồng phù hợp cũng là cách chăm sóc hoa hồng nở ra hoa đúng dịp Tết.
Tưới đủ nước cho cây
Là loại hoa ưa nắng và nước. Nên bạn cần tưới nước thường xuyên khi cảm thấy đất khô hạn, trường hợp đất ẩm ướt thì ngưng tưới phòng tránh bị úng rễ.
Cách kiểm tra đất đang thừa hay thiếu nước rất đơn giản, bạn chỉ cần đặt 1 ngón tay thọc sâu khoảng 5cm vào trong đất. Lúc này bạn sẽ cảm nhận được là đất đang khô hay nhão lõng bõng nước.
Theo kinh nghiệm thì vào những tuần không mưa mùa thu, mùa đông chỉ nên tưới 2 ngày một lần vào buổi sáng. Trường hợp nắng gắt quá thì buổi chiều tưới nhẹ thêm một lần nữa hoặc phun sương thêm cho cây để giữ độ ẩm.
Cách “chăm sóc” phần thân, ngọn giúp hoa hồng nở đúng dịp Tết:
Hồi ở dưới quê, cứ mỗi lần tết gần đến thì chúng ta thường phụ ông bà tuốt đi những chiếc lá của cây mai để cho cây ra hoa đúng ngay dịp lễ Tết cổ truyền. Hoặc ở phía Bắc, cây hoa đào cần phải tuốt lá, đảo gốc thì cây mới nở hoa đúng thời điểm.
Đối với cây hoa hồng cũng vậy, cần có những thao tác cắt tỉa cành, lá thì mới áp dụng thành công.
Khoảng thời gian phù hợp để cắt tỉa cây hồng:
Thời gian để cắt tỉa phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm chu kỳ ra hoa của giống hoa hồng mà bạn đang sở hữu. Cụ thể 2 nhóm sau:
- Trường hợp các giống hồng bụi ngoại nhập sai hoa, hồng nội, có độ lặp hoa nhanh, thông thường từ 28-42 ngày như: hồng cổ Sapa, hồng cổ Hải Phòng, hồng Terrazza… Bạn cứ dựa vào tình hình thực tế của cây mà cắt tỉa, khoảng 1-2 lần để cây ra hoa đúng dịp Tết.
- Đối với những giống hồng ngoại có chu kỳ lặp hoa dài như hồng leo từ 56-67 ngày thì ngay thời điểm này thích hợp cho việc cắt tỉa.
Đồng thời, điều kiện với khí hậu thời tiết ảnh hưởng mạnh đến thời điểm cắt tỉa. Cây sẽ cho ra hoa sớm khi được cung cấp đủ ánh sáng, vậy nên ở những vùng xứ lạnh có thời tiết mát mẻ cần thực hiện cắt tỉa sớm hơn ở xứ nóng.
Cách chăm sóc - cắt tỉa cây hoa hồng như nào để nở ra hoa đúng dịp Tết?
- Đầu tiên, bạn cần dùng kéo cắt bỏ những cành héo, bệnh và những nhánh yếu sát gốc. Để giúp cây thoáng hơn, phát triển mạnh cho ra lứa hoa tết đẹp, bền.
- Cây hoa hồng thường được chia làm 3 phần như phần gốc - phần bánh tẻ - phần ngọn:
Khi chúng ta cắt sâu vào phần gốc cành thì thân mới sẽ múp hơn và khỏe khoắn, cho ra hoa to và bền nhưng thời gian nở hoa lâu.
Trường hợp, cắt quá sát phần ngọn thì thời gian ra hoa nhanh hơn NHƯNG đổi lại mầm bật yếu hơn, không bền, hoa lại nhỏ và không đậm màu.
Gợi ý cho bạn nên cắt tỉa vào chỗ 3-5 mắt lá (từ từ đỉnh)
Lưu ý:
- Bạn nên dùng kéo chuyên dụng có lưỡi bén không rỉ sét, để vết cắt gọn gàng không bị dập. Nên dùng cồn xử lý kéo trước khi cắt, nhằm tránh đem mầm bệnh vào thân cây. Khi cắt nên cắt theo góc 45 độ là đẹp nhất, thực hiện thao tác này vào thời điểm trời thoáng mát, không mưa.
- Đối với các giống hồng leo ta chỉ cần vặt lá bệnh, lá già. Sau đó uốn cong thân để cây bật nhiều mầm nụ tăng khả năng nở hoa hơn.
Bước chăm sóc cây hoa hồng sau khi cắt tỉa:
- Sau khi cắt tỉa thì cây cần được hồi phục, lúc này cần bổ sung dưỡng chất kịp thời sẽ giúp cây bật mầm khỏe và nở hoa sặc sỡ, bền màu. Bạn có thể bổ sung thêm phân hữu cơ như: phân bò ủ hoai, phân gà vi sinh, phân trùn quế và đặc biệt không thể thiếu phân hữu cơ đạm cá tảo biển và cung cấp vi lượng thì có phân hữu cơ bón lá tảo biển đỏ Seamel (zen-flor) nhé, hại loại bón rễ và bón lá này rất hợp với hoa hồng đó.
- Thêm vào đó, việc bổ sung thêm các loại phân có hàm lượng Kali cao sẽ giúp cây bật nhiều lộc. Khi cây đã khỏe và ổn định trở lại, bạn có thể cho pha thêm và phun phân bón lá.
Lưu ý thêm:
- Trong giai đoạn này, bạn cũng cần phòng trừ sâu bệnh cho cây. Tốt nhất áp dụng các cách truyền thống mang tính tự nhiên. Đừng nên phun xịt thuốc sinh học quá nhiều sẽ làm cây yếu.
- Sau khi cây cho ra hoa đúng yêu cầu, bạn cần chọn đặt vị trí phù hợp giúp trang trí nhà cửa. Như đặt ngoài sân vườn hay trong nhà, nên lựa chọn chậu có kích thước vừa, dễ di chuyển, trọng lượng nặng vừa phải".
End of content
Không có tin nào tiếp theo