Đời sống

Mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết nhưng 6 nhóm người này ăn vào dễ gặp họa

Quả mướp đắng có nhiều công dụng chữa bệnh hữu ích, đặc biệt là giúp hạ đường huyết. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng chúng.

Ăn 5 tép tỏi nướng, sau 24 giờ cơ thể bạn sẽ nhận được những điều "kỳ diệu" khiến ai cũng bất ngờ / Công dụng bất ngờ của việc đi giật lùi

Trong quả mướp đắng có chứa một hợp chất giống insulin gọi là Polypeptide-p hoặc p-insulin được chứng minh là có thể kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tự nhiên. Một nghiên cứu cho thấy uống nước ép mướp đắng trong 4 tuần có thể giảm đáng kể lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Không chỉ vậy, các dưỡng chất trong mướp đắng còn giúp chữa các bệnh mãn tính như xơ vữa động mạch, tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao và đặc biệt là kháng ung thư.

Tuy mướp đắng có nhiều công dụng như vậy nhưng 6 nhóm người dưới đây lại không nên sử dụng.

Mướp đắng có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng nên ăn
Ảnh minh họa

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Trong mướp đắng có quá ít chất xơ và béo, không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Bên cạnh đó, ăn mướp đắng có thể làm giảm đường huyết, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Đồng thời, ăn mướp đắng còn có nguy cơ kích thích tử cung dẫn đến sinh non.

Người huyết áp thấp, hạ đường huyết

Mướp đắng có tác dụng làm giảm huyết áp, những người có tiền sử huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng.

Trong mướp đắng có các thành phần charantin, polypeptid-P và vicine đã được chứng minh giúp tạo ra tính hạ đường của loại quả này. Cơ chế chính là làm giảm đường huyết và cải thiện sự dung nạp glucose.

 

Ngay cả với những người bình thường cũng không nên ăn nhiều mướp đắng.

Người trước và sau phẫu thuật

Mướp đắng có thể làm cản trở quá trình kiểm soát đường huyết ở người, đặc biệt là những người trước, trong hoặc sau phẫu thuật. Nếu có lịch mổ, bạn nên ngừng ăn mướp đắng trước 2 tuần.

Người bệnh tiểu đường

Mặc dù mướp đắng có thể ngăn nguy cơ mắc tiểu đường nhờ giảm lượng đường trong máu nhưng người bệnh tiểu đường không nên ăn mướp đắng. Lý do là bởi người đang phải sử dụng thuốc kiểm soát đường máu có thể bị hạ đường huyết quá mức nếu ăn mướp đắng.

 

Người có bệnh tiêu hóa

Ở người khỏe mạnh, ăn mướp đắng có thể giúp kích thích tiêu hóa, làm tăng tiết men tiêu hóa. Nhưng ở người có bệnh tiêu hóa thì ăn vào sẽ làm tăng nguy cơ tiêu chảy, lỵ hoặc một số bệnh ở dạ dày.

Người thiếu canxi

Trong mướp đắng có nhiều axit oxalic. Nó có thể ngăn cản cơ thể hấp thụ canxi nên người bị thiếu canxi như trẻ nhỏ, người già, người bị bệnh loãng xương không nên ăn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm