Đời sống

Nam thanh niên suýt chết vì phổi lúc nhúc ... sán

Nam thanh niên 19 tuổi bị suy hô hấp, tràn khí màng phổi, phải nhập viện cấp cứu. Trong lúc hút dịch phổi, các bác sĩ phát hiện có lẫn ký sinh trùng trong dịch.

Nguy hiểm “chết người” từ thói quen trùm chăn kín đầu khi ngủ / Nguy hiểm “chết người” từ thói quen trùm chăn kín đầu khi ngủ

Bênh nhân là L.H.T 19 tuổi ở Bắc Giang, theo lời kể của gia đình, cách 10 ngày nhập viện bệnh nhân có các triệu chứng đau tức ngực phải, các triệu chứng đau bắt đầu lan dân ra giữa ngực. Bệnh nhân đã đến phóng khám tư nhân nhưng không tìm ra bệnh, bệnh nhân lại chuyển lên BVĐK tỉnh Bắc Giang.
Tại BVĐK tỉnh Bắc Giang bệnh nhân được làm các xét nghiệm cận lâm sàng, qua phim chụp xquang các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị tràn khí màng phổi và tiến hành hút dịch. Tuy nhiên, trong dịch hút các bác sĩ BVĐK tỉnh Bắc Giang phát hiện có lẫn ký sinh trùng trong dịch, sau đó bệnh nhân được chuyển lên BV Bệnh Nhiệt Đới Trung ương cơ sở 2 xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.
Nam thanh niên suýt chết vì phổi lúc nhúc ... sán - ảnh 1 Bệnh nhân T đang được điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

TS. BS Trần Văn Giang - Phụ trách Khoa Vi rút - Kí sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương cơ sở 2 cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, suy hô hấp, tràn khí màng phổi kèm tràn dịch màng phổi. Bệnh nhân được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực, các bác sĩ đã dẫn lưu khí màng phổi và cho làm xét nghiệm tìm căn nguyên. Sau khi lấy dịch màng phổi làm xét nghiệm, các bác sĩ soi vi sinh thấy có hình ảnh sán lá phổi. Sau khi điều trị bằng thuốc sán lá phổi đặc trưng, bệnh nhân đã có tiến triển tốt, không còn tình trạng tràn khí, tràn dịch, sốt, đau tức ngực”.

“Với tình trạng như bệnh nhân T do đã suy hô hấp cấp nếu không điều trị kịp thời, tính mạng bệnh nhân có thể bị đe doạ”. Ts Giang chia sẻ.

Theo Ts. Giang, bệnh nhân có nguy cơ mắc sán lá phổi nếu tiếp xúc với căn nguyên, cụ thể là loài cua đá - vật chủ mang sán lá phổi đặc trưng. TS. Giang cũng lưu ý, những bệnh nhân ở khu vực miền núi dễ mắc căn bệnh này, vì ở khu vực miền núi có loài cua đá - sán lá phổi sống kí sinh ở con vật này. Nếu người dân ăn sống, ăn nướng, hoặc trong quá trình chế biến mà không kỹ… rất dễ nhiễm ký sinh trùng giun sán.

Theo tienphong.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm