Nạn nhân của dâm ô, bạo lực học đường: Do thiếu hụt trầm trọng về kỹ năng sống?
Thiếu nữ xinh đẹp, sở hữu “góc nghiêng cực phẩm” / Phải rửa cả núi bát một mình, vợ trẻ chưa kịp kêu ca thì chồng đã có ngay hành động khiến cả nhà choáng váng
Báo động đỏ đối với sự mất an toàn của trẻ nhỏ
Ngày 3/4 đã xác định được danh tính của người đàn ông trong clip gã đàn ông tuổi trung niên có dấu hiệu dâm ô trẻ em trong thang máy. Sự việc khiến nhiều người phẫn nộ những ngày qua. Hiện lực lượng chức năng vẫn đang làm rõ vụ việc.
Trước đó, ngày 2/4, hội đồng kỷ luật của hai trường THCS Diễn Kim và Diễn Hùng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã tuyên bố những hình thức kỷ luật trong vụ nữ sinh lớp 7 bị bắt quỳ, bị đánh hội đồng, quay clip tung lên mạng. Kết quả, 3 trong 4 nữ sinh đánh bạn bị đuổi học 1 tuần.
Trước đó nữa, một nữ sinh lớp 9 tại Hưng Yên đã bị nhóm bạn cùng lớp lột đồ, đánh đập dã man ngay tại trường, gây phẫn nộ dư luận.
Và cả vụ việc nữ sinh ở Điện Biên bị bắt cóc, hiếp dâm dã man, vụ bé gái ở Bắc Giang bị xâm hại tình dục… Những sự việc đau lòng gần đây không còn là hồi chuông cảnh tỉnh mà trở thành báo động đỏ đối với sự mất an toàn của trẻ nhỏ.
“Các em đang có vấn đề gì, các em đã được sống trong môi trường thế nào để có thể hành xử như thế? Gia đình, nhà trường đã ở đâu trong lúc các em lớn lên với tâm hồn lệch lạc như thế này?...”, MC Tháo Vân xót xa chia sẻ sau vụ nữ sinh bị nhóm bạn học lột quần áo, đánh đến mức phải nhập viện ở Hưng Yên.
BTV Hoài Anh chia sẻ: “Điều gì đang quá sai ở một nền giáo dục? Đằng sau những hình ảnh bạo lực và băng hoại đạo đức này là nỗi đau của em học sinh nạn nhân kia và còn là nỗi đau lớn của cả xã hội trước những con người bước vào ngành giáo dục, thực hiện công việc của mình hàng ngày nhưng để quên lòng tự trọng, phẩm chất, tình yêu thương và trách nhiệm…”
Khi xem những hình ảnh trong clip bé gái có dấu hiệu bị dâm ô trong thang máy, BTV Hoài Anh cũng bày tỏ mong muốn phát luật xử lý triệt để vụ việc. “Bên cạnh những khung hình phạt của pháp luật, tôi nghĩ chúng ta cũng cần có sự lên án và chung tay ngăn chặn loại tội phạm này từ cả cộng đồng, và quan trọng nữa, là trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân cho các con. Đặc biệt khi đối tượng bị xâm phạm là trẻ nhỏ, thì hình thức phạm tội này càng trở nên vô cùng nghiêm trọng…” BTV Bản tin thời sự 19h nói.
“Các em bị thiếu hụt kỹ năng sống…”
Xoay quanh những vụ việc gây “rúng động dư luận” trong thời gian này, trong chương trình Café sáng, chuyên gia tâm lý giáo dục, TS Trần Thành Nam đã đưa ra góc nhìn riêng.
Trước câu hỏi nhức nhối “Vì sao học sinh vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm trong những sự việc đau lòng như thế?”, TS Trần Thành Nam cho rằng: “Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có thể là các em đang thiếu kỹ năng sống, kỹ năng quản lý cảm xúc hoặc là giải quyết vấn đề một cách phù hợp. Kỹ năng sống được ví như cây cầu để vượt qua những giai đoạn khó khăn của cuộc sống. Xã hội ngày càng phát triển, các em cần có những va vấp những vấn đề, cần phải có kỹ năng phù hợp để giải quyết. Kỹ năng quản lý bản thân, cách ứng xử với người xung quanh, cũng như ứng xử với môi trường càng ngày càng trở nên quan trọng.”
Theo TS Trần Thành Nam, hậu quả của việc thiếu kỹ năng sống là khi gặp những khó khăn, những vũng lầy sẽ không có cây cầu để bắc qua: “Khi đó chúng ta sẽ dừng lại, cảm thấy thoái trí, không xác định được mục tiêu và dễ dàng có cách thức ứng xử nó lệch lạc và thiếu văn hóa. Thậm chí là bị tổn thương về sức khỏe, tinh thần. Thậm chí, gây tổn thương cả những người khác”.
Chính vì thế, TS Trần Thành Nam khuyên các bậc phụ huynh cần xây dựng kỹ năng sống cho con em mình. “Có 4 nhóm kỹ năng sống cơ bản: kỹ năng liên quan đến cái đầu về tư duy, quản lý thời gian, học tập, quản lý bản thân; kỹ năng thứ hai liên quan đến trái tim, đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thấu hiểu; kỹ năng liên quan đến đôi bàn tay đó là kỹ năng làm việc, kỹ năng cống hiến; và cuối cùng, kỹ năng rất quan trọng đó là kỹ năng sinh tồn, tự vệ, phát triển bản thân”, anh chia sẻ.
Cũng theo TS Trần Thành Nam, hiện nay kỹ năng sống cho trẻ vẫn chưa được nhà trường và gia đình quan tâm đúng mức: “Chúng ta đang đặt quá nhiều vào thành tích học tập, chỉ tập trung vào việc dạy chữ; trong khi việc cung cấp cho các em kỹ năng sống dường như chưa được đề cao, dẫn đến một thế hệ trẻ bị thiếu hụt kỹ năng sống này.
Những kỹ năng để cho các em phát triển trong thế kỷ mới gồm những kỹ năng thích nghi với môi trường luôn luôn biến đổi, làm thế nào để các em tự chủ hơn, sống độc lập hơn. Đấy là những kỹ năng cơ bản, bố mẹ cần phải ý thức, bồi đắp cho con ngay từ khi còn nhỏ”.
Bên cạnh đó, chuyên gia tâm lý cũng cho rằng, trước khi dạy kỹ năng sống cho con thì chính các bậc phụ huynh phải là tấm gương nhân cách trong hành vi ứng xử hàng ngày. “Giáo dục kỹ năng sống giống như đường xoáy trôn ốc. Các bậc phụ huynh có thể dạy cho con kỹ năng sống ngay từ khi con còn nhỏ, bắt đầu ý thức về cái tôi. Bắt đầu bằng việc dạy con ứng xử về các tình huống khó chịu, nhận ra những tình huống không an toàn hay cách thức ứng xử với những người xung quanh như thế nào cho phù hợp với văn hóa…”, TS Trần Thành Nam chia sẻ thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết