Nàng dâu cưng của mẹ chồng xúi đừng "nộp" vàng cưới, tôi rất ngạc nhiên cho tới khi nhìn thấy két sắt trong phòng ngủ của bà
Cầm tờ di chúc của mẹ chồng trên tay, tôi chết lặng bởi những dòng chữ rành rọt vô tình ghi trong đó / Về ra mắt được mẹ chồng tương lai đãi món cua biển, em mừng rỡ nhưng chưa kịp ăn thì đã méo xệch mặt vì câu nói của bác
Trước khi quyết định lấy Công, tôi cũng lo lắng rất nhiều. Bởi lẽ, gia đình anh chẳng khá giả gì, không có điều kiện cho mỗi người con trai một mảnh đất, xây nhà riêng. Thế nên, lấy anh xong tôi sẽ phải chung sống với bố mẹ chồng, em trai và em dâu bên nhà chồng trong cùng một căn nhà 2 tầng chẳng rộng rãi gì cho cam.
Hơn nữa, Công cũng chỉ là công nhân, trình độ và lương của anh đều thua kém tôi. Nhưng là phận gái, lại đã ngót nghét đầu 3, tôi bị xếp vào hàng gái ế không ai thèm rước ở quê rồi. Tôi không có nhiều lựa chọn, thậm chí một số còn cho rằng có người hỏi là may!?
Vốn dĩ tôi muốn mặc kệ mọi người mà cứ vui sống, nhưng nhìn bố mẹ cứ thở dài thườn thượt, rồi phải lảng tránh câu hỏi từ họ hàng, làng xóm, tôi thương vô cùng. Đó cũng là lý do chính khiến tôi quyết định kết hôn với người đàn ông kém tôi nhiều thứ.
Mấy lần qua nhà Công chơi, tôi thấy mẹ chồng và em dâu rất thân thiết, tình cảm. Bà lại cứ ra rả mấy câu chuyện rằng mẹ chồng thời nay phải khác, không thể cứ tìm cách làm khó dễ con dâu được. Nó không vui, rồi con trai mình chịu, mình cũng không vui. "Nói chung, phải coi con dâu như con gái trong nhà, như thế mới là giúp con trai mình" - mẹ chồng tôi đã cầm tay tôi và nói như thế.
Tôi cũng có cảm tình. Có lẽ bà phải thế nào thì em dâu mới quý và tình cảm với bà như thế...
Tuy nhiên, có một lần nhà Công có đám giỗ, lúc đó cách ngày cưới của tôi chục ngày thôi, tôi có dịp đi chợ cùng em dâu. Con bé ấy kém tôi 4 tuổi, lấy chồng từ năm 21 và tới giờ đã 2 con. Nhìn vóc dáng nó gầy gò, mặt già ngang cả tôi, cũng khá đáng thương.
Trong lúc 2 chị em nói chuyện, con bé bỗng nói:
Chị Phương, mai này cưới xong chị đừng đưa vàng cho mẹ giữ...
Ơ, thế em có đưa không?
Em đưa!
Tôi hơi ngờ ngợ, tại sao cô em dâu đưa mà lại khuyên mình đừng đưa? Chẳng lẽ nó muốn tôi bị mẹ chồng ghét, một mình chiếm sự "ân sủng"? Nhưng không, thực ra chẳng cần phải có em dâu căn dặn, tôi vốn không bao giờ có ý định cho ai đó quản lý tài chính giúp. Vàng của tôi, lương của tôi, tôi phải tự giữ chứ. Tôi chưa đòi quản của ai thì thôi...
Khá tò mò, tôi gặng hỏi 1 hồi mà em dâu vẫn lắc đầu nguây nguẩy. Mãi tận lúc về, nó mới nhìn tôi, bảo:
Rồi chị sẽ hiểu. Một khi chị đưa sẽ chẳng bao giờ lấy lại được đâu. Và ngay từ đầu chị đã chấp nhận để mẹ chồng thao túng, mãi mãi về sau chị không ngóc đầu lên được! Như em thì buồn.
Tôi nghe mà ngơ ngác, thấy thương con bé thật sự. Không hiểu sao, tôi cứ có cảm giác rằng vẻ vui vẻ, thân thiết với mẹ chồng của em dâu chỉ là giả tạo. Thực chất, con bé không thoải mái gì.
Rồi sau khi đám cưới xong, đúng như em chồng nói, mẹ chồng đã lên ngỏ ý giữ vàng giúp, khi nào tôi cần thì sẽ đưa. Tôi cười cười bịa ra 1 lý do để từ chối không mất lòng:
Thực ra bố mẹ con không có biếu vàng. Vì sắp tới con cần đầu tư kinh doanh nên cần tiền, mua vàng bán đi lại mất giá. Nên con mua 1 bộ vàng giả cho cả nhà lên trao thôi mẹ ạ, tiền con đang để trong thẻ dăm hôm nữa cần rồi.
Mẹ chồng tôi hậm hực bỏ đi. Cũng kể từ hôm đó, bà khó chịu với tôi ra mặt. Chẳng có chút gì gọi là "không làm khó", rồi "yêu thương như con gái trong nhà". Nhưng bà cũng biết tôi không phải là đứa hiền lành, dễ sai bảo và mắng mỏ như em dâu nên cũng chỉ bóng gió chứ không chửi thẳng. Còn cô em dâu, chung một nhà tôi mới hiểu mẹ chồng coi con bé như người ở, mắng nó suốt ngày. Vậy mà em dâu quá hiền nên chẳng bao giờ cãi lại.
Một ngày nọ, tôi đi gọi mẹ chồng xuống ăn cơm, tới trước cửa phòng thì thấy đang he hé thì tò mò ghé mắt lại.
Tôi choáng váng khi thấy bà đang xếp trang sức vàng rồi bỏ vào trong két sắt. Bình thường tôi có qua phòng, nhưng bà đã ngụy trang bằng chiếc khăn vải nên tôi cứ ngỡ là chiếc bàn nhỏ.
Rồi mẹ tôi quay sang bố chồng, bảo:
Cứ tưởng số tiền vàng của vợ chồng Thắng Mai sắp đủ tiền mua đất thì giờ phải rút đi trả nợ không đủ. Con ranh Phương thì quyết không đưa. Ông bảo tôi phải làm thế nào đây? Cái đứa con gái cứng đầu đã ế lại còn không biết điều. Tôi bảo ông rồi, thà rằng cứ cưới về đứa ngu ngu nhưng ngoan ngoan, chứ con này cáo già quá!
Bà thôi đi, còn phải do bà à? Chơi không biết điểm dừng, đáng lẽ giờ mua được đất cho chúng nó ra riêng rồi thì lại phải đi trả nợ!
Bố mẹ chồng tôi còn cãi cọ nhau thêm một. Nhưng nghe tới đây tôi hiểu tại sao em dâu lại bảo đừng đưa vàng cho mẹ chồng. Bà nói rằng giữ giúp nhưng thực ra lại đem đi chơi bời, thậm chí còn để mang nợ. Rồi mẹ chồng còn dùng những từ ngữ không mấy hay ho nói về 2 Mai và tôi.
Thế mà em dâu còn phải cùng bà diễn cảnh mẹ con thân thiết với người ngoài. Nhưng thực chất, bà cướp cả tiền bạc, vàng cưới... mà nó chẳng dám ho he. Tôi bỗng thấy rất thương em ấy, muốn giúp nhưng lại sợ khiến gia đình lục đục và sợ mình đang lo chuyện bao đồng.
Từ hôm đó tới giờ tôi vẫn rất đắn đo có nên khuyên em dâu vùng lên hay không? Con bé cứ ngây ngây ngô ngô thế thì còn khổ dài dài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Hôm nay tôi mới biết vỏ quả lựu là “báu vật”, giữ ở nhà vừa thiết thực vừa tiết kiệm tiền. Hãy chia sẻ ngay cho gia đình bạn nhé
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Đổ giấm lên thịt, nhận ngay lợi ích tuyệt vời mà bạn chưa bao giờ ngờ tới
Đừng hoảng sợ nếu nhà bạn có chuột, tôi sẽ dạy bạn một phương pháp đơn giản để diệt từng con chuột một, an toàn và không độc hại