Đời sống

Nắng nóng uống trà đá giải nhiệt đừng phạm sai lầm này nếu không dễ hỏng thận, đột quỵ

Trà đá là thức uống phổ biến, nhưng những cốc trà mát lạnh này có thể khiến sức khỏe bạn gặp nguy hiểm, cũng như đưa đến nhiều tác dụng không ngờ nếu được đưa vào cơ thể.

Không cần bổ sung vitamin, những rau củ này 'thừa chất', lại làm da căng mọng / Những thực phẩm 'rút ngắn tuổi thọ', nhiều người Việt nghiện ăn hàng ngày

Lợi ích từ trà đá

Nước trà làm cho bạn sảng khoái đầu óc. Đặc biệt trong mùa hè và sau khi làm việc, chọn nước trà là tốt hơn so với các loại nước ngọt có ga.

Nước trà có chứa một số chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể chúng ta. Chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ đột quỵ và cơn đau tim, và cũng có thể làm giảm tình trạng viêm.

Nước trà giúp chống hôi miệng và mảng bám.

Nước trà đã được chứng minh là hữu ích cho những người có huyết áp cao, vì nó hoạt động như một kháng sinh.

Hơn nữa, trà xanh lạnh còn tốt cho các kế hoạch giảm cân và ngăn ngừa sâu răng tốt hơn trà đá bình thường.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tác hại của trà đá

Sỏi thận

Các nhà khoa học đã chứng mình được rằng, trong thành phần của trà đá có chất oxalate với lượng lớn. Đây là chất chủ yếu gây ra căn bệnh sỏi thận. Vì vậy, nếu dùng trà đá thường xuyên thì việc mắc phải sỏi thận là rất cao.

Bệnh tiểu đường

 

Một số người thường uống trà đá có pha thêm ít đường. Nếu tiêu thụ hỗn hợp nước này với tần suất ít thì hoàn toàn không có vấn đề. Tuy nhiên, nếu dùng liên tục với số lượng ngày một nhiều, lượng đường khi đó sẽ tích tụ dần, có nguy cơ gây nên căn bệnh tiểu đường cực nguy hiểm.

Bệnh béo phì

Người ta thường cho rằng trà đá có tác dụng giảm cân. Điều này chỉ đúng nếu bạn áp dụng đúng và dùng với liều lượng quy định. Song, nếu dùng quá đà, nó sẽ mang tác động ngược lại, làm bạn béo phì, lên cân nhiều hơn

Các bệnh về tim mạch

Trong trà đá thường có caffein – Một chất xúc tác làm tăng huyết áp, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim và một số bệnh lý về tim nguy hiểm khác.

 

Nắng nóng uống trà đá giải nhiệt đừng phạm sai lầm này nếu không dễ hỏng thận, đột quỵ ảnh 3

Những người không nên uống trà đá

Người bị bệnh hô hấp

Trà đá có tính lạnh, có thể kích thích niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp. Uống nhiều trà đá sẽ khiến cho người đang mắc bệnh lại càng nặng hơn hoặc bệnh mãi không khỏi.

Những người bị sỏi thận

Nhiều người nghĩ rằng sỏi thận thì cần uống nhiều nước, bao gồm cả trà đá. Tuy nhiên trà đá có chứa nhiều oxalate, uống nhiều lại làm tăng nguy cơ sỏi thận.

 

Người đang đói

Uống trà sẽ ảnh hưởng đến dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng... Nước trà sau khi vào cơ thể sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, dễ dàng hấp thụ một lượng lớn caffein vào cơ thể, gây chóng mặt, đánh trống ngực, yếu tay, run chân và các triệu chứng khác. Ngoài ra, uống trà đá khi bụng trống rỗng sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm lạnh, ảnh hưởng hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi.

Những người khó ngủ, stress: trà đá sẽ khiến tình trạng của bạn ngày càng tệ hơn, khó đi vào giấc ngủ, căng thẳng, khó giải toả. Đặc biệt là trẻ nhỏ và người già.

Phụ nữ mang thai những tháng đầu

Các tannin trong trà xanh đôi khi có thể ảnh hưởng đến khả năng của máu trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này đặc biệt đúng khi nói đến sự hấp thu sắt của máu. Các nghiên cứu đã mô tả rằng ở những người tiêu thụ trà xanh quá mức sẽ có sự hấp thụ sắt giảm đáng kể từ 20-25%.

 

Nắng nóng uống trà đá giải nhiệt đừng phạm sai lầm này nếu không dễ hỏng thận, đột quỵ ảnh 4

Lưu ý khi uống trà

Không pha trà với nước quá nguội hoặc quá nóng

Trà nên được pha ở nhiệt độ nhất định, lý tưởng là khoảng từ 56 - 62 độ C. Khi pha trà ở nhiệt độ cao, có thể gây ảnh hưởng đến hương vị của trà. Uống trà quá nóng có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, cũng không nên uống trà quá lạnh hoặc cho quá nhiều đá vào trà. Bởi trà lạnh sẽ gây đờm, dễ viêm đau họng, đặc biệt là vào mùa đông.

Không uống trà đã pha từ lâu

 

Trà cần được uống ngay sau khi bạn đã pha để đảm bảo hương vị trà là tuyệt nhất. Tuy nhiên, đa phần các quán trà đá vỉa hè đều pha sẵn trà từ lâu, các loại trà không rõ nguồn gốc. Trà để lâu, để qua đêm có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hoá, nguy hiểm cho sức khoẻ.

Không uống trà sau khi ăn

Người Việt Nam thường có thói quen uống trà đặc sau bữa ăn. Vì cho rằng nước trà xanh giúp miệng sạch, giúp hỗ trợ tiêu hóa nhưng thực ra mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại. Vì tannin trong lá trà kết hợp với thức ăn tạo nên những hợp chất khiến hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng, thức ăn khó được hấp thụ, tăng nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm