Đời sống

Nâng tầm không gian tổ ấm bằng cách tối giản: Sự kết hợp hoàn hảo giữa phương Đông và phương Tây trong ngôi nhà hiện đại

Japandi là phong cách thiết kế tối giản bắt đầu thịnh hành những năm gần đây vì có ưu điểm tiết kiệm không gian nhưng không làm mất đi vẻ sang trọng.

Thói quen sai lầm khiến sĩ tử mùa thi suy giảm trí nhớ / Sai lầm nghiêm trọng trong mùa Hè gây hỏng da

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Xu hướng phong cách Japandi sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai đang theo đuổi chủ nghĩa tối giản. Scandinavian là một trong những xu hướng thiết kế nội thất thịnh hành nhất trong thập kỷ qua nhưng hiện nay phong cách này đã không còn được ưa chuộng như trước.

Về cơ bản, Japandi là mang đến không gian ấm cúng và cách tiếp cận chi tiết của một ngôi nhà Nhật Bản với sự sang trọng và ngăn nắp. Phong cách này tạo ra cảm giác nhẹ nhàng nhưng không lạnh lẽo, gọn gàng nhưng có điểm nhấn. Việc kết hợp các yếu tố của phong cách Japandi vào các ngôi nhà hiện đại cũng rất dễ thực hiện trong thực tế, dưới đây là những mẹo để bố trí lại ngôi nhà của bạn.

Thiết kế nội thất Japandi là gì?

Japandi là nơi giao thoa của phong cách thiết kế nội thất Scandinavian và hiện đại của Nhật Bản. Cả hai, đều bắt nguồn từ các nguyên tắc thiết kế tối giản, tập trung vào sự ấm áp, các yếu tố tự nhiên và bảng màu tắt. Với Japandi, bạn sẽ không tìm thấy các chi tiết trang trí công phu, lòe loẹt. Thay vào đó, hình dạng và đường nét thực sự tỏa sáng trong những không gian này với đồ nội thất và trang trí tiện dụng nhưng đầy tính thẩm mỹ. Ánh sáng tự nhiên dồi dào và cây cỏ cũng là đặc điểm chính trong thiết kế nội thất Japandi.

1."Ít hơn là nhiều hơn"

Phong cách Japandi là sự kết hợp của hai chủ nghĩa tối giản, mặc dù chúng đến từ hai nền văn hóa khác nhau. Nó loại bỏ sự dư thừa, lộn xộn và sử dụng các yếu tố trang trí rất "tối giản". Owen Pacey, người sáng lập Renaissance London cho biết: "Xu hướng Japandi nằm giữa những ý tưởng tối giản của phương Tây và phương Đông. Nó cho phép các nhà thiết kế kết hợp và tham khảo chéo hình ảnh, chất liệu và màu sắc từ hai khu vực địa lý".

 

Owen gợi ý: "Một trong những cách tốt nhất để áp dụng phong cách Japandi làtìm kiếm những món đồ cổ điển, kết hợp gỗ với các vật liệu độc đáo như đá và bố trí với đồ nội thất mềm mại để tạo ra một không gian ấm cúng".

Nâng tầm không gian tổ ấm bằng cách tối giản: Sự kết hợp hoàn hảo giữa phương Đông và phương Tây trong ngôi nhà hiện đại - Ảnh 1.

2. Thiết kế không gian mở

Không gian mở lớn cho phép ánh sáng tự nhiên tràn vào là điều bắt buộc trong phong cách Japandi. Chủ nghĩa tối giản của Nhật Bản và Scandinavia được thể hiện rõ nhất trong các khu vực có không gian mở tạo cảm giác tổng thể rộng rãi và thoáng đãng. Bạn không nhất thiết phải phá bỏ các bức tường mà giải pháp là sử dụng đồ nội thất thấp.

Các chuyên gia gợi ý một số đồ nội thất nên sử dụng như những chiếc ghế dài, ghế bành, giường và bàn cà phê thấp. Đồ nội thất thấp giúp không gian mở về mặt trực quan..

3. Sử dụng các màu sẵn có trong tự nhiên

Phong cách Japandi sử dụng màu sắc thiên về các gam màu trắng hoặc đơn sắc. Những màu sắc mà bạn có thể nhìn thấy nhiều nhất trong bảng màu Japandi là những tông màu nhẹ nhàng, ấm áp của đất và thiên nhiên.

 

Một bảng màu trung tính không mang lại cảm giác nhàm chán mà ngược lại tạo ra không gian hài hòa, tự nhiên. Vật liệu tự nhiên đặc biệt là vật liệu bền vững như sắt, đá cẩm thạch, da, gỗ, tre, mây, vỏ sò, lông vũ, ghế đẩu bằng gỗ, thảm sisal, giấy, chậu đất nung, len, gỗ thô, vải lanh, và sợi gai dầu là những gợi ý hàng đầu khi trang trí nội thất.

Nâng tầm không gian tổ ấm bằng cách tối giản: Sự kết hợp hoàn hảo giữa phương Đông và phương Tây trong ngôi nhà hiện đại - Ảnh 2.

4. Chất lượng hơn số lượng

Khi chọn phụ kiện và đồ nội thất, bạn nên giới hạn lựa chọn của bạn thành những món đồ có hữu dụng và thiết thực. Phong cách Japandi sử dụng những món đồ nội thất đa chức năng trong nhà.

Khi lựa chọn đồ nội thất hoặc phụ kiện, hãy tuân thủ nguyên tắc kết hợp các đường nét hài hoà: Hình dạng của các đồ nội thất và tác phẩm nghệ thuật cụ thể được lựa chọn phải có mục đích nhất định và nên được đặt ở những vị trí dễ thấy để tạo thành điểm nhấn cho tổng thể.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm